Xuất nhập khẩu nông sản - tiềm ẩn nhiều rủi ro
16:00 | 12/04/2018
DNTH: DN&TH; Theo Bộ NN&PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) toàn ngành từ đầu năm đến nay ước đạt 6,1 tỷ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, ước tính giá trị nhập khẩu (NK) đạt 5,29 tỷ USD, tăng 30,6%. Như vậy, kim ngạch NK chỉ kém XK 0,8 tỷ USD. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng, NK đang cao hơn XK là 0,4%. Nhìn vào con số này chúng ta thấy, tuy 2 tháng qua nhiều mặt hàng nông lâm thuỷ sản XK rất khả quan nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi ở chiều NK cho thấy đang cao hơn XK nên rất có thể sẽ ảnh hưởng tới thị trường trong nước...
XK chưa hết lo
Tuy vài năm gần đây, tốc độ XK nhiều mặt hàng nông lâm thuỷ sản chủ lực của Việt Nam có thành tích tăng trưởng đáng ghi nhận, nhưng các chuyên gia cho rằng nó vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bởi theo báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch hàng hoá XK tháng 2 qua ước đạt 13,4 tỷ USD, giảm 33,7% so với tháng trước - đặc biệt, trong đó hầu hết các mặt hàng XK chủ lực đều có kim ngạch giảm. Cụ thể, gạo giảm 27,3%; thuỷ sản giảm 37,3%; hạt điều giảm 51,4%; chè giảm 51,8%; cao su giảm 66,2%...
Riêng đối với mặt hàng gạo, những tháng đầu năm 2018 đã có nhiều kết quả ấn tượng khi XK đạt gần 370.000 tấn với giá trị đạt gần 180 triệu USD. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây mới chỉ là những tháng đầu năm nên để giữ được đà tăng trưởng chắc chắn sẽ còn không ít thách thức, bởi hiện khâu chế biến sản phẩm gạo của Việt Nam còn thấp so với trình độ chung của thế giới. Đặc biệt, kém xa Thái Lan về đa dạng hoá, chất lượng, mẫu mã và một số vấn đề về thương hiệu.
Theo các chuyên gia, để đảm bảo XK gạo bền vững, ngành lúa gạo cần nâng cao chất lượng. Giữ cơ cấu chủ yếu là gạo XK có chất lượng tốt (chiếm 80%); gạo thường giữ không quá 20%. Đặc biệt, phải làm tốt thương hiệu, có thương hiệu lâu dài, thì mới có thể cạnh tranh được về giá với các nước XK gạo khác trong khu vực và trên thế giới.
Còn về XK thuỷ sản, hiện ngành này vẫn đang thấp thỏm chờ quyết định của Uỷ ban châu Âu (EC). Ngày 23/4 sắp tới là hạn chót để EC quyết định có rút “thẻ vàng” hay sẽ áp dụng “thẻ đỏ”. Nếu bị rút “thẻ đỏ” thì đồng nghĩa với việc thuỷ sản Việt Nam sẽ bị cấm XK vào thị trường lớn và giàu tiềm năng này. Có thể nói, “số phận” của ngành thuỷ sản Việt Nam ở thị trường EU ra sao sẽ phải chờ tới quyết định chính thức của EC...
Hàng nội lép vế trước hàng NK
Có thể thấy sức ép các mặt hàng NK chưa bao giờ hết nóng. Câu chuyện của ngành rau, củ quả và ngành mía đường hiện đang là một ví dụ điển hình cho thấy hàng nội đang lép vế ngay trên sân nhà trước hàng ngoại.
Chẳng hạn như ngành rau, củ quả, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, 2 tháng đầu năm, giá trị NK mặt hàng rau ước đạt 72 triệu USD, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ 2017 và mặt hàng quả đạt 196 triệu USD, tăng 55,9% so với cùng kỳ năm 2017. Như vậy, chỉ tính riêng tổng giá trị NK rau quả của Việt Nam 2 tháng qua đã tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Hai thị trường mà Việt Nam NK rau quả nhiều nhất vẫn là Thái Lan (chiếm 44% thị phần) và Trung Quốc (chiếm 23% thị phần). Ngoài ra, giá trị NK rau quả ở hầu hết các thị trường chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2017 như: Australia tăng 5,2 lần, Brazil tăng 2,3 lần, Mỹ tăng 2,1 lần…
Còn với ngành mía đường, báo cáo mới đây của Bộ NN&PTNT cho thấy, hiện năng suất mía của Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 64 tấn/ha, trong khi bình quân thế giới 70,7 tấn/ha. Ngoài ra, giá mía của chúng ta là 50 USD/tấn - cao hơn nhiều so với giá mía Brazil (16 USD/tấn), Thái Lan (30 USD/tấn)... Đây thực sự là những bất lợi của ngành mía đường Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế. Bởi theo Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), từ 1/1/2018, hạn ngạch NK đường được dỡ bỏ, thuế xuất NK từ các nước trong khu vực ASEAN còn bằng 0%. Khi đó các sản phẩm đường của các nước trong khu vực ASEAN tràn vào Việt Nam với giá rẻ hơn, nhất là đường của Thái Lan, Indonesia... thì đường nội sẽ bị “hạ đo ván” ngay trên sân nhà. Tuy nhiên, hiện nay thuế nhập khẩu đường vẫn chưa chính thức về 0%.
Xuân Huy
Lo lắng về nền nông nghiệp trong nước ngày càng thiếu sức cạnh tranh với hàng NK, các chuyên gia cho rằng, ngành nông nghiệp cần duy trì được tốc độ tăng trưởng và kim ngạch XK, ngành nông nghiệp cần tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu. Bên cạnh đó, cần tăng năng lực thông tin về sản xuất, về thị trường, đưa thông tin về đến cơ sở để các hợp tác xã, DN, nông dân chủ động lựa chọn đối tượng, quy mô sản xuất. Mặt khác, cần tăng cường chất lượng quy hoạch, bố trí các cơ sở chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung, đặc biệt là đối với nông sản XK, tránh xảy ra nghịch lý khi hàng trong nước thì dư thừa, nhưng vẫn NK...
Exporting and importing agricultural products – latent risks
According to the Ministry of Agriculture and Rural Development, the total export turnover of the first quarter is estimated to reached 6.1 billion USD, increased by 30.2% from that of 2017. Meanwhile, the estimated value of import hit 5.29 billion USD, increased by 30.6%. The turnover of import is less than that of export by 0.8 billion USD. However, in terms of growth rate, that of the former is higher by 0.4%. The data shows positivity in agricultural products export in the past 2 months, yet also potential risks, since import is higher than export, which will affect the domestic market…
Import risks
Although main export agricultural products rate has been remarkably recorded in recent years, specialists believed it is still risky.
General Statistics Office’s reports shows the drop in February’s export by 33.7% in comparison with the previous month, especially in main export products. In particular, rice export declined by 27.3%, 37.3% for fishery export, 51.4% for cashew, 51.8% for tea and 66.2% for rubber.
Particularly for rice export, the beginning months of 2018 have recorded remarkable results with 370.000 tons exported, valued nearly 180 million USD. However, these are the beginning months; hence, there are challenges to keep up with the growth rate, due to Vietnam’s rice processing level is lower than world’s in general and Thailand in particular, especially on diversification, quality, modelising and brand names.
According to specialists, to sustain rice export, there should be an improvement in quality. Keep the main structure of good quality rice (80%); hold no more than 20% of rice is the main priority. Notably, it is necessary for business to make a good and long-term brandname to compete with other countries’ rice export in terms of price.
In terms of exporting fishery, this sector is still waiting for the final official decision of European Commission. The following April 23rd is the deadline for European Commission to draw a “yellow” or “red” card. Red card means Vietnam’s fishery export will be banned from this potention and huge market.
Domestic goods being inferior to imported goods
It can be obviously seen that import goods pressure is always controversial. The example of vegetable, fruit and sugarcane industry shows how inferior domestic goods are.
Vegetable import recorded an increase to 72 million USD in the first 2 months, according to the Ministry of Agriculture and Rural Development, doubled that of the same period in 2017, while fruit import reached 196 million USD, increased by 55.9%. In terms of total value of vegetable and fruit imports, the first 2 months witnessed a double in comparison with that of the previous year. The two major vegetable exporters to Vietnam are Thailand (44%) and China (23%). Besides, the price in vegetable import increased in most of the main markets, such as: 5.2 times in Australia, 2.3 times in Brazil, and 2.1 times in the USA.
In terms of sugarcane import, the recent report from the Ministry of Agriculture and Rural Development indicates that Vietnam’s sugarcane productivity is very low, only 64 tons/ha, while the world average is 70.7 tons/ha. Apart from that, Vietnam sugarcane price is 50 USD/ton, which is much higher than that in Brazil by 34 USD/ton and in Thailand by 20 USD/ton. These really are disadvantage to Vietnam sugarcane industry in internationally integrating. According to ASEAN Trade in Goods Agreement, from January 1st 2018, sugar import quota is lifted, import tariff from ASEAN countries is set to 0%. The sugar products then will be imported into Vietnam at lower price, especially from Thailand, Indonesia,… Domestic sugar products would then be KO. However, import tariff is not officially set to 0%.
Xuân Huy
(Translated by Hoang Long)
Concerned about the domestic goods competitive power, specialists claim that agriculture needs to sustain growth rate and export rate and to boost restructurising. Addressing information on manufacturing, markets also needs to be boosted, so that targets and scales are efficiently decided. On the other hand, it is necessary to improve the quality of planning and arrange agro-processing establishments in combination with concentrated material zones, especially for agricultural products, avoiding paradoxical situations, such as imports when there are abundant domestic goods.
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh
DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...
Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng
DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống
DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...
Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch
DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...
Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...
Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang
DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...