Xuống giống nhanh vụ lúa Đông Xuân

16:20 | 08/01/2024

DNTH: Vụ lúa Đông Xuân 2023 - 2024, tỉnh Đồng Tháp tăng tốc xuống giống được 170.879 ha/189.000 ha, đạt 90,41% so với kế hoạch, lúa đang giai đoạn mạ - trổ chín.

Làm đất gieo sạ lúa Đông Xuân 2023 - 2024 ở xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình.
Làm đất gieo sạ lúa Đông Xuân 2023 - 2024 ở xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình.

Do giá lúa hiện nay lên cao từ 9.000 - 9.600 đồng/kg, cho nên nông dân tranh thủ xuống giống nhanh sớm hơn mọi năm từ nửa tháng đến 1 tháng và sẽ có hàng chục nghìn ha lúa thu hoạch trước Tết Nguyên đán.

Vụ lúa Đông Xuân xuống giống sớm là những cánh đồng có đê bao vững chắc, xả lũ sớm và tranh thủ bơm nước ra xuống giống kịp thời trước thời vụ. Một số diện tích lúa Thu Đông vừa thu hoạch xong, bà con bắt tay vào việc cày xới sản xuất cho vụ Đông Xuân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có hơn 3.800 máy xới, máy trục đất các loại, công suất đạt gần 100% diện tích cần làm đất phục vụ trong gieo sạ. Để đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ Đông Xuân, tỉnh Đồng Tháp có 1.153 máy sạ hàng, phun xịt giống; khoảng 98 máy cấy phục vụ cho gần 100% diện tích xuống giống.

Do giá lúa hiện nay lên cao, nhiều hộ còn san bằng mặt liếp trồng cây ăn trái, trồng hoa màu để trồng lúa. Chửng hạn, anh Nguyễn Văn Quyền ở xã Tân Mỹ, huyên Thanh Bình đã san bằng 3 ha mặt liếp trồng xoài Đài Loan kém hiệu quả sang trồng lúa. Hiện lúa Đông Xuân 2023 - 2024 đã hơn 1 tháng tuổi phát triến rất tốt, dự định năm nay anh thu hoạch từ 7 - 8 tấn/ha.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp khuyến cáo đến bà con nông dân sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2023 - 2024 nên áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật ngay từ đầu vụ như: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, bón vùi phân bón trước khi làm đất lần cuối, quản lý dịch hại tổng hợp (IPHM), quản lý nước hợp lý, sử dụng chế phẩm vi sinh, phân hữu cơ,… giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế thấp nhất sự phát sinh, gây hại của các đối tượng dịch hại, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn. Nông dân cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm bệnh đạo ôn lá, bệnh cháy bìa lá,… để có biện pháp quản lý và chăm sóc kịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến sinh trưởng cây lúa.

Nông dân có thể phun thuốc ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt ở giai đoạn trổ bông; tuân thủ tốt nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc. Nông dân không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng cho cây lúa ít nhất 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm thời gian cách ly, an toàn thực phẩm, thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết: Sản xuất lúa hiện nay ở Đồng Tháp có xu hướng dịch chuyển từ giống lúa có chất lượng thấp sang trồng các loại giống lúa có chất lượng cao. Năm 2024, ngành nông nghiệp xác định mục tiêu sản xuất lúa đạt sản lượng trên 3,32 triệu tấn, phát triển vùng trồng được gắn mã số là 32.824 ha. Ngành tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua giảm chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật, giống; giảm lượng phân bón hóa học, lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học trong sản xuất lúa.

Ngành nâng cao chất lượng gạo, tăng diện tích giống xác nhận, giống chất lượng cao, lúa thơm đặc sản, phấn đấu nâng cao lợi nhuận cho người trồng lúa đạt từ 35 - 40%. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cũng thực hiện kế hoạch hưởng ứng đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Chính phủ; trong đó, dự kiến Đồng Tháp có diện tích thực hiện các tiêu chí theo đề án là 20.000 ha trong năm 2024.

Theo TTXVN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN