Yên Dũng, Bắc Giang: Ngang nhiên khai thác tài nguyên, khoáng sản bất chấp quy định

10:38 | 21/07/2022

DNTH: Thời điểm bước vào mùa mưa bão, tại các khu vực mỏ khai thác khoáng sản luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do sự cố sạt lở đất, sụt lún đê điều - ruộng vườn, gây nguy hại cho đời sống người dân là rất cao. Việc khai thác khoáng sản sai thời gian quy định, sai mốc lộ giới và khối lượng khai thác cát, sỏi trái phép quá mức tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái là những vấn đề gây bức xúc trong dư luận Nhân dân, nhất là những hộ dân sống ven sông.

Tàu cát khai thác trái phép rầm rộ chống chỉ định luật pháp

Tạp chí Doanh nghiệp và Thương Hiệu nông thôn ghi nhận được tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; với tình trạng khai thác vật liệu xây dựng trên sông Cầu trong mùa mưa lũ, được diễn ra một cách công khai, bất chấp các quy định của pháp luật. Cụ thể vào hồi 18 giờ ngày 27 tháng 6 năm 2022, tại khu vực sông trên địa phận thôn Thành Long, một đoàn dài gồm 4 chiếc tàu chở cát và 4 tàu hút đang thực hiện việc “ăn” cát dưới lòng sông Cầu.

16583749552ea7cb33ce320c6c5523
Tàu cát đang “ăn hàng” một cách ngang nhiên

Một người dân sống quanh khu vực tàu cát đang khai thác cho biết: “những tàu đang hút cát là của công ty Trường Sơn, họ khai thác lớp đất bề mặt để làm gạch, sau đó họ khai thác cả phần cát phía dưới, nhiều chỗ bây giờ tạo thành thùng vũng lớn, rất nguy hiểm”.

Để hiểu rõ hơn sự việc trên, PV đã liên hệ đặt nội dung làm việc với cơ quan chính quyền địa phương ngay sau đó.  Qua trao đổi điện thoại với bà Nguyễn Thị Nga, chủ tịch UBND xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, bà Nga cho biết: "hai mỏ Đa Thịnh và Trường Sơn đó thì họ đang dừng rồi và theo quy định họ đã dừng rồi, UBND xã đã có báo cáo Chủ tịch huyện, Công an huyện để đề xuất lực lượng công an huyện hỗ trợ về những việc khai thác đất cát.  Xã đã nhiều lần kể cả đêm hôm tập trung quân xua đuổi, nhưng với điều kiện của xã thiếu nhân lực, phương tiện không thể đuổi được. Xã đã có báo cáo với Chủ tịch huyện và Công an huyện để bố trí lực lượng công an đường sông, có cano, có tàu thì mới đuổi bắt được những trường hợp đấy. Bọn chị có báo cáo cả phòng tài nguyên và môi trường rồi, còn địa phương thật sự không làm gì hơn được..." bà Nga khẳng định.

1658374995f783f49be69024ce7d81
 Bà Ong Thị Thúy và ông Hoàng Hữu Lân phó Trưởng phòng TN&MT  tại buổi làm việc với phóng viên.

Tuy nhiên, khi trao đổi với cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Yên Dũng ngày 14/7, ông Hoàng Hữu Lân – phó trưởng phòng TN&MT cho rằng: “phía UBND huyện và phòng TN&MT huyện chưa nhận được báo cáo nào từ phía xã về vụ việc trên”.

Sau khi xem các hình ảnh và video do phóng viên cung cấp về việc khai thác cát trái phép trên sông trong mùa mưa bão vào ngày 14/7/2022, ông Lân cho biết: “phía phòng sẽ cho kiểm tra lại vụ việc và mời doanh nghiệp lên làm việc, đồng thời hứa cung cấp thông tin cho báo chí sau khi có kết quả làm việc”.

Theo tìm hiểu của PV, ngày 14/6/2022 phía công ty cổ phần gạch Trường Sơn nhận thông báo tạm dừng thi công khai thác mỏ khoáng sản tại khu vực thôn Thịnh Long và thôn Long Xá (nay là thôn Thành Long), từ ngày 15/6/2022 đến ngày 31/10/2022, theo công văn số 1630/TNMT-TNKS về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ bãi sông trên địa bàn Tỉnh.

Việc dừng hoạt động thi công khai thác cát sỏi trên các sông thuộc Bắc Bộ, từ ngày 15/6 đến ngày 15/10 đã vi phạm quy định tại điểm a, Khoản 32, Điều 4, Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.

 “Tàn phá” bề mặt ruộng, xâm hại nghiêm trọng an toàn hành lang đê điều - sông ngòi một cách ngang nhiên, nhưng dường như chính quyền địa phương nơi đây không hề hay biết.

Việc khai thác khoáng sản tại đây diễn ra rầm rộ, liên tiếp móc ruột sông Cầu, gây nguy hại trực tiếp đến dòng chảy, cũng như ảnh hưởng đến lòng sông ngay tại khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản từ rất nhiều năm nay. Ngoài ra theo người dân sống tại đây, nhiều khu vực “bờ xôi, ruộng mật” tại thôn Yên Tập Bắc, được các hộ gia đình: ông Tám, ông Học, ông Minh nhận đấu thầu và mua gom để phát triển việc nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hộ dân nêu trên lại hoạt động sai với đề án xin đấu thầu đó và khai thác đất sét để cung cấp cho làng gốm Phù Lãng nhằm thu lợi. Sự việc diễn ra trên địa bàn đã từ rất lâu nhưng không biết tại sao chính quyền xã Yên Lư, chính quyền huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang không hề hay biết. Trong khi đó, nếu người dân chỉ lấy đi một vài m3 đất về để them đất mặt vườn, thì chính quyền địa phương lại không chậm chễ để ra quân xử lý và lập biên bản xử phạt hành chính ngay.

Phải chăng có sự dung túng, buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương nơi đây? khiến những cá nhân và tổ chức đang vi phạm pháp luật trên ngày một phát triển quy mô lớn hơn.

Qua ghi nhận của PV: tại thôn Yên Tập Bắc, những khối đất có màu trắng ngà, che phủ bằng bạt, nghi là đất sét, được tập kết thành nhiều điểm trên cánh đồng, mép bờ sông Cầu và sát khu vực chân đê (nơi nhiều người qua lại). Tạo thành những khối đất khổng lồ, có thể lên tới nhiều nghìn m3, đang xâm hại trực tiếp đến an toàn hành lang đê điều, hành lang sông, gây nguy hại trực tiếp đến an ninh quốc gia trong lĩnh vực phòng, chống lũ lụt mùa mưa bão.

165837519236a7d7dd18dcda8283cd
Bãi tập kết đất rìa đê sông Cầu
1658375533dbc2d4b81bb9d9e780a8
Khu vực tập kết đất tại thôn Yên Tập Bắc 

Có mặt xác nhận sự việc với PV tại điểm tập kết đất, ông Hoàng Hữu Lân, phó trưởng phòng TN&MT huyện Yên Dũng, cùng bà Ong Thị Thúy, cán bộ phòng TN&MT huyện cho hay: “chúng tôi đã tham mưu cho UBND huyện, phối hợp với các cơ quan để tổ chức kiểm tra và làm việc cụ thể đối với việc khai thác này”. Ông Lân cũng cho biết thêm: “đối với quản lý khoáng sản, phòng đang phối hợp với phía công an, tuy nhiên do không bắt được phạm tội quả tang nên không thể thu giữ máy móc cùng tang vật. Hiện tại họ đang tập kết trên lên đê làm ảnh hưởng rất lớn đến an toàn hành lang đê điều. Bởi vậy, đây là trách nhiệm của phòng nông nghiệp; tuy nhiên phòng tài nguyên cũng sẽ phối hợp xem xét, xử lý nghiêm việc tập kết trên hành lang đê…”.

Khi PV đặt câu hỏi: UBND xã, UBND huyện có nắm được việc những hộ gia đình nào đang khai thác khoáng sản trên cánh đồng nuôi trồng thủy sản tại thôn Yên Tập Bắc, ông Lân trả lời: “phía xã và huyện không biết được những đối tượng này là ai, bởi vậy phòng đang yêu cầu xã rà soát các đối tượng mua, bán nguồn tài nguyên, khoáng sản bất hợp pháp diễn ra trên địa bàn xã”.

z3583687804215_9b4d317e864d2c33a4ede2979d9d34fa
Trụ sở UBND huyện Yên Lư

Thực tế, theo quan sát trực tiếp của PV, từ những khu tập kết đất của các đối tượng khai thác trên địa bàn thôn Yên Tập Bắc đến UBND xã Yên Lư và UBND huyện  Yên Dũng chỉ cách có vài Km. Không hiểu vì lý do gì các đối tượng “đất tặc” trên lại có thể khai thác trong thời gian rất dài, mà chỉ có người dân nhìn thấy, còn cán bộ nơi đây không biết, không hay?

Trong quá trình trao đổi với PV, bà Ong Thị Thúy, cán bộ phòng TN&MT huyện Yên Dũng chia sẻ: “huyện có lập tổ công tác đi kiểm tra, tuy nhiên các đối tượng dường như được thông báo, nên đoàn kiểm tra đến nơi thì họ đã dừng mọi hoạt động”.

Để bãi tập kết tài nguyên đất của các đối tượng “đất tặc” lên đến nhiều nghìn mét khối như hiện trạng là cả quá trình khai thác, bồi cữu thường xuyên, liên tục trong thời gian rất dài. Quá trình trên dường như không hề có sự kiểm tra, giám sát, hoặc nếu có chỉ là sự qua loa từ phía cơ quan chức năng. Phải chăng UBND xã Yên Lư, cũng như UBND huyện Yên Dũng có đang buông lỏng việc quản lý việc khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn?

Rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc chấn chỉnh, xử lý các hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép, nhằm tránh lạm phát tài sản quốc gia mà không thể kiểm soát được tại chính quyền địa phương nơi đây.

Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin!

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN