3 cá nhân đăng ký mua 40% cổ phần CTCP Vĩnh Sơn

17:11 | 14/07/2020

DNTH: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết có 3 cá nhà đầu tư tham gia đấu giá cổ phần CTCP Vĩnh Sơn (Vĩnh Sơn), là: Nguyễn Minh, Đỗ Thị Trà My và Vũ Ngọc Hương.

nhadautu - phoi canh du an rose valley

Phối cảnh dự ánKhu đô thị Thung lũng Hoa Hồng (ảnh: Internet)

Trước đó, vào ngày 22/6/2020, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đăng ký bán đấu giá cả lô toàn bộ hơn 4,58 triệu cổ phần CTCP Vĩnh Sơn (Vĩnh Sơn), tương đương 39,9% vốn doanh nghiệp. Mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng. 

Giá khởi điểm cả lô là hơn 922,48 tỷ đồng, tương đương với mức giá hơn 201.042 đồng cho/cổ phần. Được biết, phiên đấu giá dự kiến chức vào ngày 23/7/2020 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Các nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ đăng ký năng lực từ ngày 22/6 - 8/7/2020.

Vĩnh Sơn được thành lập từ tháng 9/2003 với hoạt động chính là triển khai dự án xây dựng Khu đô thị Thung lũng Hoa Hồng (xã Tiền Phong, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh và xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội).

Dự án có quy mô 75,71ha và được chia làm 2 giai đoạn, gồm: Đầu tư trên diện tích đất 64,66ha tại khu đồng Chóp Vạn, thôn Do Thượng, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số 2637/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Giai đoạn 2 là mở rộng phạm vi thực hiện dự án với tổng diện tích 75,51ha (tăng 10,85ha) tại xã Tiền Phong, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh và xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội).

Tính tới ngày 31/12/2019, Vĩnh Sơn ghi nhận hơn 1.126,2 tỷ đồng xây dựng cơ bản dở dang đối với dự án này, chiếm tới 93,5% quy mô tổng tài sản. Hiện tại, dự án vẫn đang trong quá trình thực hiện.

Vĩnh Sơn từng hợp tác đầu tư với Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) theo hợp đồng hợp tác đầu tư số 138/2013/HTĐT/MB-VS ký ngày 22/8/2013 về việc đầu tư phát triển công trình kiến trúc, hạ tầng cho MBBank tại dự án Khu chức năng đô thị tại xã Tiền Phong, thị trấn Quang Minh, huyên Mê Linh và xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Tuy nhiên, tại thời điểm cuối năm 2019, hai bên đã chấm dứt hợp đồng và Vĩnh Sơn đã hoàn trả lại toàn bộ hơn 198,5 tỷ đồng MBBank gửi theo hợp đồng hợp tác đầu tư nêu trên.

Ngoài ra, tính đến ngày 31/12/2019, Vĩnh Sơn ghi nhận khoản vay dài hạn các cá nhân là hơn 33,38 tỷ đồng. Đây là khoản vay từ những năm trước theo hợp đồng vay tài sản. Theo đó, các khoản vay có thời hạn 24 tháng, cùng với lãi suất chỉ 2%/năm với mục đích nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh.

Với việc đang trong quá trình triển khai các dự án, kết quả kinh doanh của Vĩnh Sơn không quá nổi bật. Năm 2019, Vĩnh Sơn chỉ lãi vỏn vẹn 13,7 triệu đồng. Trong khi vào năm 2018, doanh nghiệp lỗ hơn 543 tỷ.

BCTC 2019 cũng cho thấy, Vĩnh Sơn ghi nhận khoản lỗ lũy kế hơn 115,4 triệu đồng (tính đến hết năm 2019). 

Trở lại với thương vụ thoái vốn của Viettel, toàn bộ số cổ phần mà Tổng công ty muốn bán chỉ chiếm khoảng 39,9% vốn điều lệ của Vĩnh Sơn, 60% vốn Vĩnh Sơn hiện do CTCP Bất động sản Dragon Village nắm giữ.

Và với tỷ lệ sở hữu chi phối 60% Vĩnh Sơn, không loại trừ khả năng 3 nhà đầu tư cá nhân đề cập trong phần đầu bài viết cũng thuộc nhóm của Dragon Village. 

Theo https://nhadautu.vn/3-ca-nhan-dang-ky-mua-40-co-phan-ctcp-vinh-son-d39897.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN