Áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
16:43 | 05/06/2020
DNTH: Quy trình nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ Biofloc đã được sử dụng thành công ở nhiều nước. Tại Việt Nam công nghệ Biofloc cũng đang được người nuôi tôm ở một số địa phương áp dụng. Công nghệ Biofloc này đã mở ra một cơ hội mới giúp nâng cao năng suất cho ngành tôm nuôi, bên cạnh đó cũng góp phần xử lý các chất thải, giảm ô nhiễm nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên và hỗ trợ việc phòng bệnh ở tôm.
Biofloc đã trở thành công nghệ phổ biến trong các trại nuôi tôm thẻ chân trắng
Biofloc đã trở thành công nghệ phổ biến trong các trại nuôi tôm thẻ chân trắng - Litopenaeus vannamei. Kỹ thuật Biofloc cơ bản được phát triển bởi tiến sĩ Yoram Avnimelech ở Israel và được áp dụng ở qui mô thương mại lần đầu tiên bởi công ty Belize Aquaculture ở Belize. Nó cũng đã được ứng dụng thành công trong trại nuôi tôm nhiều quốc gia trên thế giới.
Nuôi tôm theo quy trình Biofloc là gì?
Biofloc là một khối tập hợp các loại tảo đơn bào, tảo đa bào, phân, vụn thức ăn, xác các vi sinh vật, vi khuẩn và kể cả loài động vật không xương sống kích thước nhỏ. quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc hoạt động theo nguyên tắc vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ vật chất hữu cơ. Vi khuẩn sẽ tiêu thụ năng lượng và ôxy giúp hòa tan để phát triển. Ao hoặc bể dùng công nghệ này phải được sục khí liên tục 24 giờ/ngày. Vị trí lắp các quạt nước phải đảm bảo được chức năng tạo khối vi khuẩn. Tôm và cá có thể chết nếu ngừng quạt nước trong 1 giờ.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, chỉ tầm 25 - 45% lượng protein có trong thức ăn nuôi tôm là được chuyển hóa thành sinh khối, phần còn lại sẽ tồn tại trong môi trường nuôi dưới dạng thức ăn dư thừa hoặc các sản phẩm bài tiết của tôm. Đến gần cuối vụ, khi lượng thức ăn thả xuống ao lớn hơn thì chất thải của tôm cũng theo đó mà nhiều hơn. Đây chính là một trong những lý do dễ tạo ra dịch bệnh, ô nhiễm môi trường trong nước. Để chất lượng nước tốt, người nuôi tôm cần phải xử lý hết hoàn toàn chất thải có trong nước ao nuôi. Hiện nay quy trình kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp có 2 hình thức đó là xử lý ngay trong ao hoặc ở bên ngoài ao nuôi.
Sử dụng quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc người nuôi tôm cần chú ý việc kiểm soát lượng vi khuẩn trong ao nuôi tôm. Rất khó xác định đâu là vi khuẩn có lợi hay vi khuẩn có hại. Liệu nước nuôi có đảm bảo lượng vi khuẩn phát triển hoàn toàn là vi khuẩn có lợi hay không? Nếu vi khuẩn có hại phát triển mạnh thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi.
Ích lợi của việc sử dụng quy trình nuôi tôm biofloc
Khi sử dụng quy trình nuôi tôm Biofloc, nước nuôi phải đảm bảo được tỷ lệ lượng Carbon/Nitơ trên 10. Việc kiểm soát hàm lượng Carbon và Nitơ trong ao là không dễ dàng và rất khó khăn để có thể tùy chỉnh theo các tỷ lệ tối ưu như công nghệ yêu cầu. Ao nuôi theo công nghệ Biofloc này phải được lót bạt và lượng nước trao đổi được hạn chế, tuy có thể giảm chi phí về thức ăn nhưng cạnh đó với chi phí làm bể và lót bạt thì giá thành sẽ cao.
Quy trình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc tạo giúp điều kiện thuận lợi để cho các vi khuẩn dị dưỡng phát triển mạnh mẽ vì chúng có khả năng đồng hóa lượng chất thải hữu cơ, chuyển thành sinh khối của vi khuẩn trong thời gian ngắn mà không cần ánh sáng như các loại tảo. Nếu các vi khuẩn được giữ lơ lửng liên tục trong nước và khi đã đạt một mật độ nhất định, thì chúng sẽ kết dính lại với nhau thành những hạt nhỏ (floc) có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể sử dụng làm thức ăn tự nhiên cho tôm, cá.
Tại Việt Nam công nghệ Biofloc cũng đang được người nuôi tôm ở một số địa phương áp dụng.
Quảng Trị - nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn bằng công nghệ Biofloc
Mới đây Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị vừa chuyển giao mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc.
Mô hình do hộ gia đình ông Phan Thanh Tôn ở thôn Tây Tân An, xã Hải An, huyện Hải Lăng thực hiện.
Thực hiện mô hình Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tiến hành thả giống tôm thẻ P12 với số lượng 400.000 con vào ao ương. Tham gia thực hiện mô hình hộ dân được Trung tâm hỗ trợ ban đầu 50% chi phí giống và 40% chi phí thức ăn công nghiệp cho tôm nuôi.
Hệ thống ao nuôi mô hình tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc được thiết kế gồm 3 ao: 01 ao ương giai đoạn 1 với diện tích 200m2 được lót bạt hoàn toàn, bố trí hệ thống oxy, mái che bằng lưới lan; 01 ao nuôi giai đoạn 2 diện tích 1.000m2 và 01 ao nuôi giai đoạn 3 diện tích 2000 m2. Ngoài ra, còn có hệ thống ao lắng và ao xử lý nước.
Bên cạnh hỗ trợ nguồn giống, thức ăn Trung tâm Khuyến nông còn chuyển giao khoa học kỹ thuật để hộ dân thả nuôi theo đúng quy trình, đạt hiệu quả. Hình thức nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn là hình thức nuôi mới cho giá trị kinh tế cao và lần đầu tiên được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ chuyển giao mô hình trên địa bàn tỉnh.
Việc triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm mới cho bà con nông dân. Thực hiện mô hình sẽ giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh trong tháng nuôi đầu tiên, nâng cao kích cỡ tôm nuôi thương phẩm; mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho các hộ dân, nhất là đối với những địa phương có tiềm năng, lợi thế về nuôi trồng thủy hải sản.
Công nghệ Biofloc được người nuôi tôm ở Việt Nam áp dụng
Cà Mau trúng lớn nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn bằng công nghệ Biofloc
Ngoài ra, tại Cà Mau, sau gần 3 tháng thả nuôi, 2 hộ tham gia dự án sản xuất thử nghiệm “Nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn theo quy trình công nghệ Semi-biofloc tại xã Phú Tân, huyện Phú Tân” đã thu hoạch với năng suất đạt mục tiêu dự án đề ra. Dự án được thực hiện từ nguồn vốn Sở Khoa học và Công nghệ.
Theo đó hộ ông Lư Trần Hải Đăng, ấp Cống Đá, xã Phú Tân (Cà Mau) tham gia dự án sau 22 ngày dèo tôm, tiếp tục nuôi tôm 2 giai đoạn với 66 ngày, thu hoạch tôm đạt kích kỡ 38 con/kg, năng suất 7,2 tấn, tỷ lệ sống 80%.
Trừ chi phí, ông Đăng lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Còn hộ ông Ngô Văn Thắng, ấp Cái Nước, xã Phú Tân, huyện Phú Tân thu hoạch tôm đạt 39 con/kg, sản lượng thu được 7,5 tấn sau 66 ngày nuôi, lợi nhuận trên 400 triệu đồng.
Ông Lư Trần Hải Đăng cho biết: “Khi nuôi theo dự án của Sở Khoa học và Công nghệ, có khác biệt hơn so với nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trước là nuôi 3 giai đoạn, nên tôm phát triển nhanh hơn, ao nuôi sạch và tôm không có hiện tượng chậm lớn. Nhờ vậy đỡ tốn nhân công vệ sinh ao, tôm màu đẹp hơn so với các vụ nuôi trước”.
Có được vụ nuôi thuận lợi này là nhờ tác động của các yếu tố kỹ thuật, nhất là quy trình nuôi áp dụng công nghệ Semi-biofloc. Semi-biofloc là quy trình kỹ thuật nuôi thuỷ sản thân thiện với môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển thuỷ sản bền vững.
Kỹ sư Bùi Trung Quân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau, Chủ nhiệm dự án, cho biết: “Triển khai dự án này, khi tạo được các hạt bio-floc sẽ giúp ổn định môi trường nước trong ao nuôi. Nó cũng hạn chế thức ăn dư thừa, các loại khí độc phát sinh trong quá trình nuôi như: NH3, H2S…
Từ đó, khi triển khai nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn sẽ giúp tăng tỷ lệ sống của tôm nuôi, nuôi đạt kích cỡ lớn; giảm áp lực về môi trường ao nuôi. Mô hình này giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả tôm nuôi”.
Phó chủ tịch UBND xã Phú Tân Huỳnh Văn Lớn cho biết: “Dù chỉ có 2 hộ dân tham gia, nhưng mô hình còn được rất nhiều nông dân nuôi tôm quan tâm từ giai đoạn đầu thực hiện đến thu hoạch. Mặc dù thu hoạch tôm trong thời điểm giá thấp do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng với lợi nhuận mỗi hộ trên 400 triệu đồng sau hơn 2 tháng nuôi cho thấy dự án này rất thành công. Sẽ có nhiều nông dân thực hiện theo mô hình này cho ao nuôi của mình”.
Hồng Nga
THSP

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ
DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025
Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp
DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm
DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Kon Tum chào đón nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.

Tận dụng lợi thế, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Tây Ninh xác định phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi chiến lược và mang tính đột phá, tạo động lực quan trọng để nâng tầm ngành nông nghiệp của tỉnh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...