Ba ngân hàng nước ngoài nào đang cho vay Tập đoàn FLC?

15:46 | 30/08/2019

DNTH: Tại ngày 30/6 năm nay có ba nhà băng ngoại đang cho Tập đoàn FLC vay là Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Credit Suisse AG (Thụy Sỹ) chi nhánh Singapore.

FLC logo

Trụ sở chính của Tập đoàn FLC tại Hà Nội. Ảnh: Y Vân

CTCP Tập đoàn FLC vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 sau soát xét. Theo báo cáo này, tổng nguồn vốn tại thời điểm 30/6 của FLC là 27.021 tỉ đồng trong đó nợ phải trả là 17.970 tỉ đồng, chiếm 66,5%.

Qui mô nợ ngắn hạn 14.370 tỉ đồng, bằng 80% tổng nợ phải trả. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 2.451 tỉ đồng. 

Giá trị nợ dài hạn 3.601 tỉ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính dài hạn chiếm 92,6% (3.336 tỉ đồng).

Trong số các chủ nợ ngắn hạn của Tập đoàn FLC thời điểm 30/6 có một cái tên mới là Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank – CCB) với dư nợ xấp xỉ 60 tỉ đồng. 

Đây là lần đầu Tập đoàn FLC vay của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, các báo cáo tài chính quí I, cả năm 2018 … đều không thể hiện chủ nợ này.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính, hợp đồng vay giữa FLC và CCB có tổng hạn mức 120 tỉ đồng, thời hạn  vay là 4 tháng kể từ mỗi ngày giải ngân. Khoản vay có lãi suất cố định 7,6%/năm và không có tài sản đảm bảo. Mục đích của khoản vay là cung cấp vốn lưu động để hoạt động trong lĩnh vực hàng không.

Ngoài ra, FLC còn vay tiền của một ngân hàng Trung Quốc khác là Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) với dư nợ tại ngày 30/6 là gần 119,8 tỉ đồng

Khoản vay có tổng hạn mức 120 tỉ đồng, thời hạn vay 365 ngày tính từ ngày giải ngân đầu tiên, lãi suất được qui định trên từng khế ước nhận nợ, mục đích vay là bổ sung vốn lưu động cho Tập đoàn FLC.

FLC lần đầu vay của ICBC từ quí II/2017. Đến cuối quí II/2018, FLC đã trả hết nợ cho ICBC nhưng sau đó vay lại và có dư nợ như hiện nay.

Nhà băng ngoại cuối cùng cho FLC vay là Ngân hàng Credit Suisse AG chi nhánh Singapore với dư nợ tại ngày 30/6 là 500,7 tỉ đồng.

Khoản vay được thực hiện vào ngày 4/6/2018 với số tiền 30 triệu USD (gần 700 tỉ đồng), lãi suất thả nổi tính theo công thức Libor + 5%. Thời gian vay 27 tháng kể từ ngày giải ngân; kì thanh toán lãi đầu tiên là 3 tháng sau ngày giải ngân, kì thanh toán gốc đầu tiên là 12 tháng sau ngày giải ngân.

Khoản vay dùng để tài trợ vốn cho các dự án FLC Hạ Long, FLC Sầm Sơn giai đoạn 2, FLC Quảng Bình, FLC Quy Nhơn, FLC Garden City và FLC Twin Towers.

Y Vân

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN