Bắc Giang: Nắm bắt cơ hội, bứt phá vươn lên

12:54 | 14/12/2022

DNTH: Năm 2022 được xem là năm "lửa thử vàng, gian nan thử sức" đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bắc Giang khi khó khăn, thách thức cũ chưa qua, lại xuất hiện thêm nhiều khó khăn, thách thức mới. Nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, tỉnh Bắc Giang đã có bước bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), quy mô kinh tế của tỉnh đã đạt mốc lịch sử mới, từ vị trí thứ 15 toàn quốc vươn lên vị trí thứ 13 cả nước và đứng đầu vùng Trung du miền núi phía Bắc, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra đến năm 2025.

Tận dụng cơ hội, tạo đà phát triển

Đảng mạnh; dân an; kinh tế phát triển; hình ảnh, vị thế của tỉnh ngày càng được nâng lên là bức tranh khái quát nhất thể hiện những thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Giang năm 2022. Trong kết quả chung đó, ghi đậm dấu ấn tinh thần đổi mới, chủ động, tích cực của HĐND, Thường trực, các ban, các đại biểu HĐND tỉnh trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự giám sát hiệu quả của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã bám sát tình hình, thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt.

Nhờ vậy, tỉnh Bắc Giang đã có 17/18 chỉ tiêu KT-XH đạt và vượt kế hoạch đề ra. Vượt qua Thái Nguyên và Vĩnh Phúc để vươn lên vị trí thứ 13 cả nước và đứng đầu vùng Trung du miền núi phía Bắc, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra đến năm 2025.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngoài những hạn chế, tồn tại do nguyên nhân khách quan, thực tiễn đang nổi lên một số vấn đề lớn. Đó là: công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền, tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế; hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường, đầu tư xây dựng, quản lý tài chính ngân sách, đấu giá, đấu thầu... còn nhiều yếu, kém, một số lĩnh vực chậm chuyển biến; còn một bộ phận người dân, trong đó có cả cán bộ, đảng viên không nghiêm túc chấp hành pháp luật, cố tình cản trở, chống đối, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

1
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đánh giá cao những nỗ lực của toàn bộ các cấp chính quyền trong việc phát triển KT-XH thời gian qua.

Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX diễn ra vào ngày 8/12 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đã đánh giá cao những nỗ lực của toàn bộ các cấp chính quyền trong việc phát triển KT-XH của tỉnh thời gian qua đồng thời cũng nêu lên 2 vấn đề lớn được rút ra từ việc triển khai thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2022 mà các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh cần phải nỗ lực khắc phục. Đó là, nằm trong tốp tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao, quy mô kinh tế mở rộng nhanh nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn chưa bằng mức bình quân chung cả nước; tỉnh vẫn chưa tự chủ được ngân sách, cơ cấu thu chưa thực sự bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ tiền sử dụng đất.

Trên cơ sở phân tích những khó khăn chung của thế giới, trong nước và của riêng tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương cho rằng, tỉnh cũng có nhiều thuận lợi để tận dụng cơ hội bứt phá vươn lên như: đà tăng trưởng tốt; thu hút đầu tư thuận lợi; tình hình chính trị, KT-XH ổn định và sự đồng thuận cao; vì thế vị thế của Bắc Giang ngày càng được nâng lên... năm 2023 sẽ là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm “bản lề” để tạo ra những chuyển biến thực chất trong thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Tập trung tạo quỹ đất thu hút đầu tư, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án

Theo kế hoạch, năm 2023, tỉnh Bắc Giang sẽ tập trung vào vấn đề tạo quỹ đất để thu hút đầu tư, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án. Với mục tiêu năm 2023 tăng trưởng là 14,3%, tỉnh Bắc Giang sẽ tập trung cao cho công tác tạo quỹ đất công nghiệp và các điều kiện để thu hút đầu tư, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện hạ tầng một số khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN). Thường xuyên rà soát, kiểm tra đôn đốc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nhất là về thủ tục hành chính và công tác giải phóng mặt bằng để sớm có quỹ đất sạch thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, như: Việt Hàn, Tân Hưng, Yên Lư, Hòa Phú…

z3958740572042_3aeaa668dd37838d237ffa99455f2c4f
Bắc Giang tập trung phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để đẩy mạnh thu hút đầu tư.

Hiện nay, tỉnh đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư thêm 03 KCN mới, 01 KCN mở rộng; sáp nhập 02 CCN vào KCN. UBND tỉnh cũng đã kiểm tra, đôn đốc các nhà đầu tư thứ cấp trong các khu, cụm công nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư tiến hành các thủ tục, tiến độ đầu tư theo quy định; đưa các dự án mới vào hoạt động để giải quyết việc làm; thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp và tăng trưởng kinh tế năm 2023.

Đối với các nhà đầu tư vi phạm, không thực hiện tiến độ theo quy định sẽ tổ chức rà soát, đánh giá, thu hồi dự án nếu đủ điều kiện thu hồi nhằm nâng cao hiệu quả công tác đầu tư, tránh lãng phí đất đai.

20210223094854-03
Khu đô thị mới phía Tây thị trấn Vôi (Rùa Vàng City) do Công ty cổ phần Thương mại Tuấn Mai đầu tư, góp phần thay đổi diện mạo đô thị.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác các tuyến đường giao thông mang tính kết nối, mở rộng không gian mới nhằm phát triển công nghiệp; kết nối với các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Nội, Quảng Ninh và các tuyến đường kết nối các địa phương trong tỉnh với các khu công nghiệp, đường cao tốc, qua đó phục vụ thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp. Đồng thời nhân rộng mô hình hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động.

Việc tháo gỡ các nút thắt của môi trường đầu tư, kinh doanh liên quan đến các vấn đề pháp lý, thể chế, quy hoạch, đất đai… được UBND tỉnh Bắc Giang xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu giúp hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp. Vì vậy, UBND tỉnh sẽ tập trung tháo gỡ thể chế nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án trong thời gian tới.

Điều hành chặt chẽ thu - chi ngân sách, kiểm soát nợ đọng, giải ngân vốn đầu tư công

Bên cạnh việc tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, để thúc đẩy phát triển KT-XH, năm 2023 tỉnh Bắc Giang sẽ tập trung điều hành chặt chẽ thu - chi ngân sách, kiểm soát nợ đọng xây dựng cơ bản, tập trung giải ngân vốn đầu tư công.

Năm 2023 được dự báo là năm khó khăn của công tác thu ngân sách; đồng thời lạm phát, suy thoái kinh tế cũng ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo đủ các nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển năm 2023, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục điều hành chặt chẽ thu - chi ngân sách; kiểm soát nợ đọng xây dựng cơ bản. Trong đó, tập trung ưu tiên nguồn lực vào các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của tỉnh phục vụ các mục tiêu phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng.

Đồng thời triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác chống thất thu thuế, thu hồi nợ thuế đúng, đủ, kịp thời; quản lý chặt chẽ các khoản vay và bố trí thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn; xử lý, giảm tỉ lệ và mức nợ đọng xây dựng cơ bản; không để phát sinh nợ đọng mới. Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ việc chống thất thu thuế, thu hồi nợ thuế đúng, đủ, kịp thời…

UBND tỉnh Bắc Giang cũng sẽ tập trung cao giải ngân vốn đầu tư công, vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Quyết tâm đưa tỉnh Bắc Giang nằm trong nhóm đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công. Phấn đấu năm 2023, tỉnh cơ bản giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công và chương trình mục tiêu quốc gia được giao.

Ngoài ra, trong năm 2023 UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tập trung thực hiện chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 233-NQ/TU ngày 25/7/2022 của Tỉnh ủy. Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai, môi trường, an ninh trật tự; làm tốt công tác bảo vệ môi trường; quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo ổn định đời sống Nhân dân trong bối cảnh mới.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN