Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ hàng chục nghìn tấn nông sản chủ lực

20:45 | 11/11/2021

DNTH: Ngày 11/11, tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến “xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, na, thịt lợn, thịt gà và các nông sản chủ lực, đặc trưng tỉnh Bắc Giang năm 2021” với hơn 100 điểm cầu cùng sự tham gia của các doanh nghiệp lớn, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, sàn giao dịch thương mại điện tử.

Các loại trái cây được giới thiệu tại  Hội nghị “Xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, na, thịt lợn, thịt gà và các nông sản chủ lực, đặc trưng tỉnh Bắc Giang năm 2021” - Ảnh: VGP/Đỗ Hương.
Các loại trái cây được giới thiệu tại hội nghị “xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, na, thịt lợn, thịt gà và các nông sản chủ lực, đặc trưng tỉnh Bắc Giang năm 2021". Ảnh: VGP/Đỗ Hương.

Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, tiếp nối thành công trong tiêu thụ vải thiều năm 2021, trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, địa phương sẽ kết nối đến các địa phương, doanh nghiệp để tiêu thụ: hơn 48.000 tấn cam; 36.000 tấn bưởi; 4.000 tấn na; hơn 60.000 tấn thịt lợn; khoảng 17.000 tấn thịt gà và nhiều loại nông sản đặc trưng của địa phương… tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: “trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ Bắc Giang nói riêng, các địa phương trên cả nước nói chung phát triển sản phẩm, kết nối giao thương, thực hiện các hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản gắn với chuỗi giá trị. Các sản phẩm cần được xây dựng và quảng bá thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể. Việc này có thể thực hiện thông qua lồng ghép các hoạt động liên quan của Bộ với các chương trình: người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nông sản thực phẩm an toàn, xúc tiến thương mại quốc gia, thương hiệu quốc gia, khuyến công quốc gia, Phát triển thương mại điện tử... Bộ cũng sẽ tiếp tục phối hợp triển khai các biện pháp để tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động lưu thông, xuất khẩu, tăng khả năng kết nối, tiêu thụ các loại nông sản chủ lực của tỉnh”.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, do tình hình dịch bệnh Covid - 19 trong nước và trên thế giới còn diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương xác định thị trường nội địa là đầu ra quan trọng của các mặt hàng nông sản. Bên cạnh các kênh xúc tiến thương mại truyền thống, Bộ Công Thương đã và đang chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường phối hợp với các địa phương đẩy mạnh kênh phân phối hiện đại. Hàng nghìn tấn nông sản có gắn truy xuất nguồn gốc xuất xứ từ các tỉnh, thành phố khu vực Bắc, Trung, Nam đã được tiêu thụ trên môi trường trực tuyến, qua các sàn thương mại điện tử với nhiều chương trình và hình thức khác nhau.

Về phát triển thương mại điện tử để xúc tiến tiêu thụ nông sản, ông Phan Trọng Lê, Trưởng ban nghiên cứu và phát triển thương hiệu Việt Nam Post, đại diện các sàn giao dịch thương mại điện tử tham dự hội nghị chia sẻ: “việc khai thác lợi thế về diện tích kho bãi, mạng lưới vận chuyển chuyên nghiệp cũng như đội ngũ shipper sẽ giúp tiêu thụ các sản phẩm nông sản đặc sản trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Qua sàn thương mại điện tử và các phương thức bán hàng mới sẽ giúp bà con nông dân giảm chi phí tài chính, tiếp cận với nhiều khách hàng và người tiêu dùng trực tiếp. Qua đó góp phần thay đổi thói quen, nhận thức cũng như phương pháp sản xuất kinh doanh, nâng cao ý thức về các sản phẩm nông nghiệp sạch, từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng cho các sản phẩm nông sản nông thôn”.

Tại Hội nghị, 57 biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ cam, bưởi và các nông sản chủ lực của tỉnh Bắc Giang đã được ký kết.

Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định: “các biên bản ghi nhớ này mở ra triển vọng hợp tác rộng rãi trong việc đưa cam, bưởi và các nông sản chủ lực của tỉnh Bắc Giang đến với các thị trường trong và ngoài nước. Chúng tôi cam kết về chất lượng sản phẩm, có dán tem nhãn, truy xuất nguồn gốc. Các kênh phân phối sẽ đa dạng, kết hợp bán hàng truyền thống với thương mại điện tử”.

Trong khuôn khổ hội nghị, cùng với các hoạt động xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm, còn có các hoạt động như: trưng bày các sản phẩm cây có múi và sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương; thăm quan, mua sắm sản phẩm tại 12 điểm nhà vườn cây có múi đẹp, đủ các điều kiện tổ chức đón khách đến tham quan.


Xem link!

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tham quan nông trại 200 ha sầu riêng của Công ty 30-4 Gia Lai

DNTH: Ai từng nhắc đến Công ty TNHH 30-4 Gia Lai thường nghĩ ngay đến, đó là doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành gỗ xuất khẩu hay thủy điện, những lĩnh vực đã định danh doanh nghiệp này lâu nay.

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

XEM THÊM TIN