Bãi bỏ không kiểm tra 139 mã HS hàng hóa nông sản

14:41 | 10/12/2021

DNTH: Ông Đặng Duy Hiển, Phó chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam về kết quả triển khai thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản.

 

Ông Đặng Duy Hiển, Phó chánh Văn phòng Bộ NN-PTNT. Ảnh: Nhật Quang.
Ông Đặng Duy Hiển, Phó chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT. Ảnh: Nhật Quang.

Thưa ông, đại dịch Covid - 19 ảnh hưởng thế nào tới tiến độ triển khai các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính liên quan xuất nhập khẩu của Bộ NN&PTNT năm 2021?

Bộ NN&PTNT đang quản lý 362 thủ tục hành chính, trong đó có những thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, nông sản.

Đối với những thủ tục này, nếu không có Covid - 19, đều được thực hiện trên môi trường mạng nên rất thuận lợi, thông thoáng cho người dân, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đại dịch Covid - 19 ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế cũng như giao thông hàng hóa. Trong đó, các cửa khẩu nhập hàng về và xuất hàng đi liên quan đến kiểm dịch, kiểm tra chất lượng cũng bị tác động nhất định.

Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT và các đơn vị luôn cố gắng duy trì đảm bảo thông suốt hệ thống mạng điện tử 24/24 để giải quyết thủ tục hành chính, thúc đẩy lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu.

Vậy việc triển khai áp mã HS dòng hàng nông sản xuất nhập khẩu để phục vụ cho chủ trương này của Bộ NN&PTNT tiến độ ra sao thưa ông?

Việc kiểm tra các mã HS liên quan đến xuất nhập khẩu được lãnh đạo Bộ NN&PTNT rất quan tâm. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã chỉ đạo Văn phòng Bộ cùng với tất cả các đơn vị rà soát các mã, ngành hàng liên quan đến việc này.

Ngày 20/9 vừa qua, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã kí ban hành Thông tư 11, quy định bãi bỏ không kiểm tra với 139 mã HS/755 mã HS theo quy định. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp của các doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến từ khi tiếp nhận nhiệm vụ đã chỉ đạo rất sát sao các đơn vị tăng cường đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Tiếp đến là phân cấp cho các đơn vị để đạt mục tiêu giảm 20% thủ tục hành chính.

Bộ NN-PTNT năm 2021 thực hiện bãi bỏ không kiểm tra 139 mã HS hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu. Ảnh: ĐT.
Bộ NN&PTNT năm 2021 thực hiện bãi bỏ không kiểm tra 139 mã HS hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu. Ảnh: ĐT.

Vậy, để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn năm 2021 và các năm tiếp theo trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 có thể còn diễn biến phức tạp, theo ông vai trò của người đứng đầu các đơn vị chuyên môn của Bộ NN - PTNT như thế nào?

Năm 2021 là năm đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, nhưng cũng chính là năm đầu tiên của chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030.

Do đó, để hoàn thành các mục tiêu về cải cách hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, vai trò của thủ trưởng các đơn vị rất quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện tốt nhất trong việc ứng dụng công nghệ thông tin xử lý hồ sơ trên môi trường mạng.

Thủ trưởng đơn vị cần quan tâm đầu tư thỏa đáng về con người, về đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, phân công, phân nhiệm qui chế khen thưởng nghiêm minh đối với lực lượng cán bộ làm về thủ tục hành chính.

Thứ 2, trang thiết bị trên môi trường mạng phải hoạt động trơn tru, băng thông rộng để người dân và doanh nghiệp nộp được hồ sơ nhanh, chính xác, không bị gián đoạn nhất là vào chiều thứ 6, ngày nghỉ, không ảnh hưởng tới cất lượng.

Thứ 3, thủ trưởng đơn vị làm thế nào để hài hòa, an toàn môi trường làm việc để nhỡ khi Covid-19 xảy ra, nhưng người dân, doanh nghiệp vẫn giải quyết được thủ tục hành chính đảm bảo thông suốt 24/24.

 

Xin cảm ơn ông!

Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa thường được gọi tắt là “Hệ thống Hài hòa” hoặc “Hệ thống HS”, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của WCO.

HS Code được xây dựng với mục đích trở thành ngôn ngữ chung cho hàng hóa, là công cụ không thể thiếu trong hoạt động thương mại quốc tế; xác định thuế hải quan, nguồn gốc hàng hóa; kiểm soát cửa khẩu: kiểm soát hạn ngạch, các hạn chế, giám sát hàng hóa bị kiểm soát…; phục vụ công tác thống kê.

Đối với Chính phủ, HS Code là công cụ xác định các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu để thực hiện thu thuế và các nghĩa vụ khác; thực thi luật pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế; hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô và vĩ mô, đàm phán thương mại quốc tế.

Đối với Doanh nghiệp, HS Code đảm bảo việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của doanh nghiệp. Nếu phân loại sai, doanh nghiệp không tránh khỏi việc trì trệ trong khâu giao hàng, công tác giám định gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí. Ngược lại, nếu hàng hóa được phân loại một cách chính xác, doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích từ các FTA.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Gạo chất lượng cao, gạo thương hiệu bán chạy: Qua cái thời ăn gạo 'no name'

DNTH: Ghi nhận tại các siêu thị, chợ truyền thống ở TP.HCM cho thấy các loại gạo chất lượng cao, có thương hiệu được nhiều người tiêu dùng chọn mua khi "ăn ngon" được đưa lên hàng đầu, thay vì "ăn no" như trước đây.

Gia Lai sẽ có Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn cấp huyện

DNTH: Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn cấp huyện sẽ được triển khai xây dựng thí điểm tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, với số vốn 13,5 tỷ đồng.

Trang trại nấm hương "khủng" ở Cao Bằng, bất ngờ nhất là trồng nấm hương trái vụ, cả làng phục lăn

DNTH: Trồng nấm hương là nghề không mấy xa lạ với người dân ở Cao Bằng, tuy nhiên làm nấm hương theo hướng hữu cơ, và cách để có thể thu hoạch nấm hương được quanh năm, bất kể mùa vụ lại là câu chuyện hoàn toàn mới.

Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt

DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...

Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD

DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Xuất khẩu gạo năm 2024 có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn

DNTH: 11 tháng, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt gần 8,5 triệu tấn, các chuyên gia cho rằng năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt kỷ lục với 9 triệu tấn.

XEM THÊM TIN