Bất cập điện mặt trời

10:17 | 31/03/2021

DNTH: Từ một quốc gia nhiều năm liền lẹt đẹt về điện mặt trời, chỉ trong vòng 3 năm, Việt Nam đã trở thành quốc gia tăng trưởng điện mặt trời đứng đầu thế giới. Nhưng chính sự phát triển "ồ ạt" khiến dạng năng lượng này đang vướng phải nhiều khó khăn.

Khổ vì thừa điện

Theo thống kê mới nhất của Bộ Công Thương tại một văn bản gửi Thủ tướng ngày 2/3, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 33 dự án điện mặt trời được phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất khoảng 2.535 MW. Những dự án này được hưởng giá ưu đãi 9,35 cent/KWh. Còn thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy có 32 dự án với tổng công suất 2.216 MW tại đây. Như vậy, căn cứ nội dung tại Quyết định 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, còn khoảng 216 MW của một số dự án không được áp dụng giá bán điện ưu đãi nêu trên, nói cách khác là giá bán điện chưa được xác định.

Chỉ trong vòng hơn 3 năm, kể từ sau khi Quyết định 11/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời được ban hành, năng lượng tái tạo bước vào giai đoạn bùng nổ với hàng loạt kỷ lục được ghi nhận. Quyết định 13/2020 lại thêm một lần nữa khiến điện mặt trời nóng hơn bao giờ hết với cuộc đua quyết liệt để kịp đóng điện trước năm 2021.

tm-img-alt
Nhà máy điện mặt trời Sao Mai tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Phát triển thiếu tầm nhìn

Theo PGS.TS Bùi Thiên Dụ, việc phát triển điện mặt trời thiếu tầm nhìn đã dẫn đến không giải tỏa hết công suất. Các vấn đề về lưới truyền tải đã không được tính toán, kiểm soát chưa chặt chẽ các công trình điện mặt trời. Các cơ chế, chính sách về phát triển điện mặt trời thời gian qua đều thiếu tính bền vững, chủ yếu là chắp vá. Dẫn chứng cho việc này, ông Bùi Thiên Dụ cho biết khi Quyết định 11 về khuyến khích phát triển điện mặt trời hết hiệu lực, nhà đầu tư, người dân đã phải "ngóng" một thời gian dài để có chính sách mới thay thế đó là Quyết định số 13.

Theo phân tích của vị chuyên gia này, các chính sách không dài hơi dẫn đến phát triển ồ ạt, gây áp lực lên việc giải tỏa công suất. Nếu "tuổi thọ" của chính sách đủ cho các nhà đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng khi triển khai thì sẽ không phải chạy theo hạn chót như thời gian qua. Ông Dụ nhấn mạnh thêm vừa qua chúng ta khuyến khích phát triển điện mặt trời, với cơ chế hấp dẫn, nhưng đến nay do thiếu sự đồng bộ về lưới điện, phải cắt giảm công suất như dự báo của EVN là "đẩy rủi ro" về phía nhà đầu tư, người dân.

Tính đến ngày 31/12/2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời cả nước đạt khoảng 19.400 MWp, tương ứng khoảng 16.500 MW, chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn của hệ thống điện quốc gia. Trong đó có gần 9.300 MWp điện mặt trời mái nhà với hơn 100.000 công trình đã được đấu nối vào hệ thống điện. Chỉ trong 3 ngày cuối trước thời hạn hoàn tất để hưởng giá ưu đãi, đã có thêm hơn 3.000 MW điện mặt trời mái nhà với hơn 10.000 dự án được vận hành, cho thấy đây là cuộc chạy đua gắt gao chưa từng có.

Sự bùng nổ của các dự án điện mặt trời mái nhà trong năm 2020 góp phần trầm trọng hóa tình trạng không thể huy động các nhà máy điện mặt trời lớn. Chưa kể trước đó, tình trạng một số dự án điện mặt trời đã được cấp chứng nhận vận hành thương mại nhưng không được huy động lên lưới, thể hiện rõ sự thiếu đồng bộ giữa phát triển nguồn và lưới hiện nay.

Diễn biến này cũng cần phải đặt trong bức tranh chung nhu cầu tiêu thụ điện trong những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021 luôn ở mức thấp, trái ngược với sự tăng trưởng mạnh về công suất của hệ thống, để thấy lối ra cho hàng loạt dự án điện mặt trời hiện vô cùng mù mịt. Không riêng điện mặt trời, nhiều nhà máy điện truyền thống cũng không được huy động phát điện trong thời điểm này.

Bất cập trong quản lý và phát triển

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với TTXVN bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIV, đại biểu Y Khút Niê (Đoàn Đắc Lắk) cho biết, hiện nay, tại khu vực Tây Nguyên, nhiều nơi đã đầu tư điện mặt trời, thậm chí có những dự án rất lớn. Cụ thể như ở Đắk Lắk hiện có rất nhiều nhà đầu tư tư nhân.

"Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự phát triển này khá tràn lan, tự phát. Người dân thấy có lợi thì làm. Thực tế, về quản lý gần như chưa có quy hoạch về loại hình này", đại biểu Y Khút Niê nói.

Tại Đắk Lắk, có một số hộ dân đã làm điện mặt trời nhưng không bán được cho bên thu mua. Bởi vậy, Bộ Công Thương và Chính phủ đã có chỉ đạo rà soát, xem xét lại việc này. Thế nhưng, những người đầu tư sau thì đang lâm vào cảnh “lỡ dở”.

Ông cũng cho rằng, phát triển năng lượng mặt trời là một giải pháp rất tốt và tận dụng tối đa ưu điểm của tự nhiên để tạo ra nguồn năng lượng sạch, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý cần khảo sát và đưa vào quy hoạch những vùng cụ thể để phát triển loại hình này và hình thức thu mua ra sao để định hướng cho người dân nếu muốn đầu tư.

tm-img-alt
Những "cánh đồng" điện mặt trời đang xuất hiện ở nhiều nơi. 

"Việt Nam đã từng trải qua thời kỳ khủng hoảng nguồn năng lượng. Thực tế hiện nguồn năng lượng chưa phải là thừa. Bài toán đặt ra là phải có kế hoạch sử dụng nguồn năng lượng đó sao cho phù hợp.

Hiện nay vẫn có những vùng khó khăn, thiếu điện, nhất là những khu vực phát triển công nghiệp lớn thì lại càng cần điện. Nếu giải quyết hài hòa các yếu tố thì chúng ta sẽ phát triển được nguồn năng lượng tự nhiên, năng lượng sạch; đồng thời lại phát huy được nguồn lực đầu tư trong dân... Do đó, Chính phủ cần tính toán để làm thế nào cho dân được lợi và cung cấp nguồn năng lượng cho quốc gia", ông Y Khút Niê nói.

Cũng cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, cần phải rút kinh nghiệm trong việc quy hoạch mạng lưới, quy hoạch năng lượng, khi đặt ra chính sách thì phải tính đến tác động của chính sách như thế nào. Tránh tình trạng sản xuất điện mặt trời mái nhà bán giá cao nên ồ ạt đầu tư nhưng không tính và lường trước được khả năng tiêu thụ, truyền tải, phân phối dẫn đến đình trệ ở một số khu vực.

Mặt khác, khi người dân tìm mọi biện pháp tận dụng tối đa chính sách này sử dụng diện tích đất không phải trồng trọt chuyển sang làm điện mặt trời thì cần có sự vào cuộc của cơ quan quản lý địa phương.

"Các cơ quan này cần phải nắm được việc sử dụng đất đai có hợp lý hay không. Hiện Luật Đất đai quy định rõ việc sử dụng đất đai có mục đích, nếu không phải thu hồi", đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Theo ông Cường, trong trường hợp xảy ra việc sản xuất nhưng không tiêu thụ hết thì phải xét về yêu cầu, chính sách. Tất cả đều phải ổn định; đã cam kết và ký hợp đồng với nhà sản xuất thực hiện trong bao lâu thì phải thực hiện đúng.

Nếu để đường truyền quá tải thì cơ quan Nhà nước cần xem xét dừng hợp đồng ký mới. Các hợp đồng trước cần đàm phán lại để những người sản xuất không bị thiệt hại, tìm thêm nguồn lợi, đặc biệt giúp ngăn chặn thiệt hại của nền kinh tế.

Nhập khẩu pin mặt trời tăng vọt 185% lên gần 2,5 tỉ USD

Theo số liệu Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan cho biết, số lượng và giá trị kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng pin mặt trời nhập khẩu vào Việt Nam trong ba năm tăng mạnh, riêng năm 2020 tăng rất mạnh.

Cụ thể, năm 2018, cả nước nhập khẩu 119,5 triệu tấm pin năng lượng mặt trời, trị giá 260,4 triệu USD.

Đến năm 2019, số lượng nhập khẩu giảm còn 36,2 triệu tấm nhưng giá trị nhập khẩu vẫn tăng 224,4% lên 844,8 triệu USD.

Đặc biệt, năm 2020, số lượng pin mặt trời nhập khẩu vào nước ta đã tăng vột lên 114,6 triệu tấm, giá trị nhập khẩu cũng tăng vọt lên tới 2.409,5 triệu USD. Giá trị nhập khẩu này của năm 2020 tăng 1.067,3% so với năm 2018 và tăng 185,2% so với năm 2019.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH

DNTH: Nước thải thu gom từ các cụm trang trại bò sữa của Tập đoàn TH sẽ trải qua 21 ngày xử lý với công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới để đạt tiêu chuẩn gần như nước sinh hoạt trước khi đưa trở lại môi trường tự nhiên.

Rau củ quả Wineco trong top 10 sản phẩm, dịch vụ ấn tượng năm 2024

DNTH: Ngày 20/12, tại Lễ công bố Sản phẩm Dịch vụ Tin Dùng, WinEco đã được vinh danh trong Top 10 sản phẩm, dịch vụ ấn tượng năm 2024. Đây là giải thưởng thường niên được Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức từ năm 2006. Năm nay, với...

Nông nghiệp Bình Định chuyển mạnh sang sản xuất GAP, hữu cơ

DNTH: Những năm qua, ngành nông nghiệp Bình Định đẩy mạnh sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ, nâng cao giá trị, chất lượng để tiến tới phát triển bền vững.

‘Xanh’ hóa các Khu công nghiệp-Xu thế tất yếu để thu hút đầu tư nước ngoài

DNTH: Việc phát triển hạ tầng khu công nghiệp thông minh và bền vững được coi là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư chất lượng cao cũng như việc chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng “xanh”, ứng dụng công...

Gần 1.300 ha cây trồng của Hà Tĩnh được cấp giấy chứng nhận VietGAP

DNTH: Hà Tĩnh luôn chú trọng, đẩy mạnh tuyên truyền, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay Hà Tĩnh có gần 1.300 ha cây trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Việt Lập: Xây dựng nông thôn mới nổi bật về văn hóa, kinh tế có nhiều khởi sắc

DNTH: Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội xã Việt Lập (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đạt được kết quả khá toàn diện, có nhiều khởi sắc. Trong đó, xây dựng nông thôn mới là điểm sáng, góp phần tô điểm diện mạo thôn quê.

XEM THÊM TIN