“Bắt tay” xây dựng thương hiệu nông sản sạch thời 4.0

15:59 | 29/11/2018

DNTH: Cần có sự “bắt tay” của doanh nghiệp với nông dân xây dựng thương hiệu nông sản, liên kết thực hiện đồng bộ các khâu từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, nhất là kiểm soát chất lượng nông sản.

Đây là một trong những nội dung được đưa ra tại Diễn đàn xây dựng thương hiệu nông sản sạch do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Thiếu sự liên kết

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), đến nay 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp do giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước. Nhiều sản phẩm được biết đến rộng rãi ở thị trường trong và ngoài nước và đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý nhưng vẫn còn hơn 80% lượng nông sản chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác.

Doanh nghiệp giới thiệu nông sản an toàn tại Diễn đàn Xây dựng thương hiệu nông sản sạch.
Doanh nghiệp giới thiệu nông sản an toàn tại Diễn đàn Xây dựng thương hiệu nông sản sạch.

Các sản phẩm này được bán ra thị trường thế giới qua các thương hiệu nước ngoài. Do đó, người tiêu dùng nước ngoài vẫn còn chưa có khái niệm về hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam. Đây là một sự yếu kém, thua thiệt lớn của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường nước ngoài.

Theo ông Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, thực trạng phát triển ngành nông nghiệp nước ta trong những năm qua cho thấy, sản xuất chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ lẻ; phương thức sản xuất nông hộ, mạnh ai người nấy làm, sản phẩm dưới dạng sơ chế, không có nhãn hiệu. Đặc biệt ít có liên kết tổ chức sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị gắn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

“Việc xây dựng thương hiệu là công việc hết sức cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cho nông sản Việt” – ông Khởi khẳng định.

Nhiều giải pháp thiết thực

Tại diễn đàn, nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc tổ chức sản xuất và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa đã được các diễn giả chia sẻ, thảo luận. Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ nông sản mà có cả các đơn vị nghiên cứu giải pháp bày tỏ mong muốn được các cấp, ngành hỗ trợ nhiều hơn nữa trong việc xây dựng hệ sinh thái đa chức năng bao gồm: quản lý an toàn thực phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc hàng hóa, kết nối cung cầu và thương mại điện tử.

Đại biểu thăm mô hình trồng thanh long đã được cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đại biểu thăm mô hình trồng thanh long đã được cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, Giám đốc HTX Rau an toàn VISA, để xây dựng thương hiệu hàng hóa cần phải tạo ra sản phẩm tốt và ổn định thông qua việc liên kết với nhiều vùng thế mạnh, thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, phân bổ điều tiết sản xuất hợp lý giữa các vùng, cải thiện công nghệ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch hiệu quả nhằm giảm thiểu thất thoát, phát triển số lượng, ổn định chất lượng.

Truy xuất nguồn gốc nông sản bằng điện thoại thông minh.
Truy xuất nguồn gốc nông sản bằng điện thoại thông minh.

Đầu tư công nghệ tập trung vào sản phẩm nông sản có giá trị cao, đầu tư sử dụng bao bì chuyên nghiệp, chuẩn bị chu đáo mọi giấy tờ pháp lý liên quan, thiết kế logo, nhãn mác rõ ràng... tạo khả năng cạnh tranh, định vị hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Đối với vấn đề đầu ra, cần tập trung lựa chọn kênh phân phối là khách hàng đủ năng lực, đủ tâm – tầm. Bên cạnh đó, thông qua sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, sẽ đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp bằng việc tham gia các hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại... trong và ngoài nước.

Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển (IDE) bày tỏ, với thế mạnh của một quốc gia sản xuất nông nghiệp, được ưu đãi bởi thiên nhiên, khí hậu, sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú... chỉ khi vận dụng các công nghệ sản xuất nông nghiệp hiện đại cùng với áp dụng công nghệ 4.0 để quản trị sản xuất, minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc hàng hóa và các quy trình sản xuất, thực hành tốt, chúng ta mới giữ vững được thị trường tiêu thụ nông sản nội địa và dần chinh phục thế giới.

Bài, ảnh: Nguyễn Quỳnh
TTV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN