Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

06:41 | 19/12/2024

DNTH: Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

 

TS Nguyễn Văn Bắc, Phó Trưởng Văn phòng thường trực tại Nam bộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT), tập huấn cho bà con nông dân tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về dự án phân loại rác thải tại nguồn hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, xử lý rác thải hữu cơ tại nhà.

Theo thống kê của Bộ TN-MT, mỗi ngày, cả nước phát sinh khoảng gần 68.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt gồm chất thải hữu cơ và chất thải rắn vô cơ. Nhưng có tới 65% tổng lượng chất thải này đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp. 

Từ ngày 1/1/2025, người dân trên cả nước sẽ phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để biến nguồn rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ dưới dạng quy mô nông hộ là điều cần thiết hiện nay.

Theo TS Nguyễn Văn Bắc, Phó Trưởng Văn phòng thường trực tại Nam bộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT), trung bình mỗi người thải ra khoảng 1kg chất thải rắn, trong đó khoảng 50-70% là chất thải hữu cơ như thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn sử dụng, các loại rau củ quả, trái cây, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, dầu ăn,… thải bỏ sau sơ chế, chế biến món ăn.

Vì vậy, việc truyền thông để người dân vùng nông thôn cũng như thành thị thực hiện phân loại rác sinh hoạt, khuyến khích tận dụng chất thải thực phẩm để sản xuất phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi là điều cần thiết.

Theo TS Nguyễn Văn Bắc, thời gian qua, Trung tâm khuyến nông các địa phương cũng đã có những giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân phân loại rác thải, biến rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ. Tuy nhiên, chủ yếu mới tập trung nhiều ở khu vực phía Bắc.

Nói về giải pháp để ủ phân hữu cơ tại nông hộ, TS Nguyễn Văn Bắc cho biết, có thể sử dụng thùng ủ rác hữu cơ đạt chuẩn, phối hợp với vi sinh để hỗ trợ tăng tốc độ phân hủy rác, tạo ra phân chất lượng, kiểm soát mùi hôi, côn trùng, tiết kiệm không gian thời gian, thúc đẩy thói quen xử lý rác thải hữu cơ, giảm chi phí mua phân bón, bảo vệ môi trường.

TS Nguyễn Văn Bắc hướng dẫn ủ phân hữu cơ. 

“Nhờ thiết kế tối ưu, điều kiện lý tưởng về độ ẩm, nhiệt độ, luồng không khí của các loại thùng ủ đạt chuẩn, quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm thiểu thời gian, công sức cần thiết để xử lý rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ chất lượng cao, giàu dinh dưỡng, an toàn cho cây trồng”, TS Nguyễn Văn Bắc nói và cho biết, bằng cách tự tạo phân hữu cơ, các hộ gia đình, cơ sở nông nghiệp có thể giảm chi phí mua phân bón hóa học, giảm sự phụ thuộc vào nó. Phân hữu cơ tự làm không chỉ an toàn cho cây trồng mà còn giúp tiết kiệm khoản chi phí đáng kể.

TS Nguyễn Văn Bắc cho biết, quy trình xử lý rác hữu cơ tại nhà gồm 4 bước.

Bước 1: Chuẩn bị thùng ủ có dung tích khoảng 100-200 lít có nắp đậy phía trên để che chắn mưa nắng;  xung quanh khoan lỗ thoát khí; phía dưới thùng mở cửa sổ có bản lề để lấy phân ra dễ dàng. Đáy thùng nên khoan 1 lỗ nhỏ để thoát nước trong quá trình ủ (nếu có).

Bước 2: Chuẩn bị vị trí đặt thùng thuận tiện và chế phẩm vi sinh Sumitri hoặc Men-Padco.

Bước 3: Rắc 1 lớp mỏng chế phẩm vi sinh Sumitri hoặc Men-Padco vào đáy bình trước khi cho rác vào. Cho rác vào theo lớp với độ dầy mỗi lớp khoảng 10-20 cm tùy vào độ xốp/nén của rác. Rắc lượng vi sinh Sumitri hoặc Men-Padco gói 125g chia đều cho 300-500 kg rác thải. Có thể trộn thêm đất bột hoặc pha Sumitri hoặc Men-Padco vào bình để phun/tưới đều đảm bảo đủ lượng vi sinh cho khối lượng rác.  Đậy nắp thùng để chống bị nước mưa làm rửa trôi vi sinh hoặc ánh nắng vào làm khô vi sinh sẽ hoạt động kém.

Bước 4: Có thể bổ sung rác vào thùng hằng ngày và theo dõi đủ độ dày của lớp rác thì rắc bổ sung chế phẩm. Sau 6 tuần, rác sẽ thành phân và có thể lấy ra để sử dụng.

TS Nguyễn Văn Bắc cũng lưu ý, với rác là gốc, rễ, thân lá rau, lá cây, cỏ rác ngoài vườn, nếu to quá cần được băm nhỏ để vi sinh dễ tiếp xúc hoạt động. Ngoài ra, đối với lượng rác hằng ngày, dù ít cũng nên đưa ngay vào thùng để đảm bảo vệ sinh; khi nào đủ độ dày lớp rác 10-20 cm thì bổ sung vi sinh. Có thể trộn lẫn cả rác là thức ăn thừa hằng ngày và gốc, rễ, thân, lá rau để cùng ủ.

“Không nên kiểm tra rác ủ hằng ngày sẽ làm mất nhiệt, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của vi sinh. Định kỳ 5-7 ngày kiểm tra 1 lần để bổ sung ẩm độ nếu cần thiết”, TS Bắc lưu ý thêm.

TS Nguyễn Văn Bắc chia sẻ thêm, phân compost khi được lấy từ thùng ra, tốt nhất nên để phơi gió 1-2 ngày để giảm nhiệt độ mới đưa vào bón cây trồng. Phân hữu cơ này chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như nitrogen, phosphorous và potassium, cùng với các vi chất khác, giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng cường sự phát triển của cây trồng.

Theo Nongnghiep.vn

Nguồn: https://nongnghiep.vn/tri-thuc-nong-dan/bien-rac-huu-co-thanh-phan-huu-co-quy-mo-nong-ho-d413461.html


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang

Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển...

Mưa trái mùa, người dân lo mất Tết

DNTH: Mưa trái mùa kéo dài khiến cho người dân chuẩn bị sản vật phục vụ Tết lo lắng. Họ hi vọng những ngày tới, trời nắng sẽ làm lại từ đầu.

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

XEM THÊM TIN