Bình Dương: Hàng chục căn nhà xây dựng trên đất nông nghiệp
22:18 | 09/06/2021
DNTH: Bất chấp các quy định của pháp luật, một chủ đất tại phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã tiến hành xây dựng hàng chục căn nhà liền kề trên đất nông nghiệp nhằm mục đích bán cho người dân.
Thời gian qua tình trạng vi phạm xây dựng, phân lô tách thửa đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn còn diễn ra phổ biến. Lãnh đạo tỉnh và các sở ngành đã đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn, chấn chỉnh tình trang trên tuy nhiên ở một số địa phương vẫn chưa thật sự chuyển biến.

Theo ghi nhận của PV Doanh nghiệp và Thương hiệu tại phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên xuất hiện trình gồm hàng chục căn nhà được xây dựng trên diện tích đất rộng hàng ngàn mét vuông nhưng phần lớn là đất nông nghiệp.
Theo tìm hiểu, công trình được xây dựng tại thửa đất 132 và 133 thuộc tờ bản đồ số 8, phường Tân Phước Khánh. Cụ thể: thửa đất 132 có diện tích 1238,7m2 bao gồm đất ở đô thị và đất trồng cây lâu năm. Theo quy hoạch, diện tích đất sử dụng vào mục đích phát triển hạ tầng thông tin 333,6m2, đất ở đô thị là 905,2m2.
Còn tại thửa đất 133 có tổng diện tích là 1173,6m2 là đất trồng cây lâu năm. Theo quy hoạch, diện tích đất sử dụng vào mục đích phát triển hạ tầng thông tin là 243,2m2, đất ở đô thị là 930m2.
Với nguồn gốc và mục đích sử dụng đất chủ yếu là đất trồng cây lâu năm và quy hoạch phục vụ cho phát triển hạ tầng thông tin nhưng không hiểu sao chủ đất vẫn tiến hành xây dựng nhiều dãy nhà với hàng chục căn hộ liền kề (gồm 1 trệt, 1 lầu) giữa thanh thiên, bạch nhật.
Trao đổi với PV Doanh nghiệp và Thương hiệu, ông Phạm Tuấn Khanh, Chủ tịch UBND phường Tân Phước Khánh cho biết: UBND phường đã nắm bắt thông tin công trình vi phạm trên, đã tiến hành kiểm tra nhiều lần và phạt chủ công trình vi phạm.
“UBND phường đã phối hợp với thị xã Tân Uyên kiểm tra nhiều lần và phạt chủ công trình xây dựng với số tiền 25 triệu đồng. UBND thị xã Tân Uyên cho chủ công trình thời hạn 60 ngày để thực hiện thủ tục đất đai, đến nay đã gần 30 ngày”, ông Khanh cho biết thêm.

Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của PV vào ngày 17/5, toàn bộ công trình được quây tôn kín và khoá cửa bên ngoài nhưng bên trong vẫn có công nhân tiến hành xây dựng. Phía ngoài vật liệu xây dựng được tập kết phục vụ thi công công trình. Đáng chú ý, ngay cổng công trình xây dựng được UBND phường Tân Phước Khánh cắm biển thông báo “cấm phân lô, bán nền trái phép”, thế nhưng mặc cho cơ quan nhà nước cảnh báo chủ công trình vẫn tiến hành xây dựng.
Và điều dư luận đặt ra câu hỏi là tại sao một công trình có quy mô hàng chục căn nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp lại tồn tại suốt một thời gian dài, đến khi bị phát hiện và xử phạt thì đã xây gần xong phần thô? Những căn nhà trên có đủ điều kiện cấp sổ đỏ, có phù hợp với quy hoạch đô thị của địa phương?...
Tại kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh Bình Dương khóa 9 ông Ngô Quang Sự, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất 5 bước để xử lý việc phân lô bán nền.
Bước 1: Lập danh sách thanh, kiểm tra các trường hợp phân lô bán nền; xác định rõ chủ đầu tư, quá trình chuyển nhượng giữa các đối tượng; thời điểm vi phạm về đất đai và xây dựng; hồ sơ pháp lý và quá trình xử lý vi phạm (nếu có). Trong quá trình xử lý, nếu phát hiện đối tượng có dấu hiệu lừa đảo, thu lợi bất chính từ việc phân lô bán nền, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý theo quy định pháp luật. Sau khi có kết luận của cơ quan điều tra, UBND cấp huyện xem xét, xử lý theo quy định.
Bước 2: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và xây dựng (nếu có), khắc phục hậu quả đối với việc sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép.
Bước 3: Thực hiện phê duyệt quy hoạch chỉnh trang khu đất theo phương án Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư; tiến hành đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, các tuyến cấp điện, chiếu sáng, thông tin viễn thông, cấp thoát nước) phù hợp với quy hoạch xây dựng, đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật trong khu vực.
Bước 4: Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu thu hồi phần diện tích đất hạ tầng kỹ thuật đã nghiệm thu giao về cho địa phương quản lý, thu hồi diện tích đất sử dụng sai mục đích theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai năm 2013, Điều 66 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ. Đồng thời hướng dẫn người sử dụng đất chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định.
Bước 5: Thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất đã nhận chuyển nhượng theo hình thức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu sau khi đã hoàn thành các bước trên.
Qua báo cáo cho thấy, các địa phương đa phần hoàn thành ở bước 2/5 bước. Hiện nay, các địa phương đang thực hiện ở bước 3 và đang thực hiện thủ tục phê duyệt quy hoạch chỉnh trang để làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ông Sự cho biết, trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND cấp huyện đẩy nhanh tiến độ thực hiện chỉnh trang các khu, điểm nhà ở tự phát theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng. Đồng thời đẩy nhanh việc lập hồ sơ trình chấp thuận chủ trương khắc phục, chỉnh trang khu nhà ở tự phát gửi Sở Xây dựng thẩm định. Đối với các khu, điểm nhà ở tự phát đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương, UBND cấp huyện đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch chỉnh trang, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật để làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân./.
Thuỳ Dung
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- thời gian tới /
- Sở Tài nguyên và Môi trường /
- phường Tân Phước Khánh /
- thị xã Tân Uyên /
- tỉnh Bình Dương /
- đất nông nghiệp /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo
DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang
DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...