Bộ Công thương: Lần đầu tiên 60 nhà nhập khẩu giày dép Mỹ giao thương trực truyến với doanh nghiệp Việt

10:46 | 14/05/2020

DNTH: Đây là kế hoạch thuộc chương trình hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ với Hiệp hội các nhà Phân phối và Bán lẻ Giày dép Hoa Kỳ (FDRA) trong khuôn khổ "Hội nghị giao thương trực tuyến: Xúc tiến thương mại Giày dép Việt Nam - Hoa Kỳ hậu Covid 19", diễn ra từ ngày 28 – 30/5.

Hội nghị là sự kiện giao thương trực tuyến đầu tiên trong lĩnh vực giày dép của Việt Nam với thị trường Mỹ. 

Tại hội nghị giao thương, 2 bên sẽ cập nhật tình hình thị trường giày dép Hoa Kỳ trong bối cảnh dịch Covid 19 và đánh giá triển vọng thời gian tới cũng như cách thích ứng trong bối cảnh mới. 

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ giới thiệu định hướng chính sách nhằm phát triển ngành giày dép và thúc đẩy hoạt động giao thương trong lĩnh vực giày dép với thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn tiếp theo. 

Giày dép là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2019 được xem là năm thành công của xuất khẩu giày dép khi kim ngạch đạt 18,3 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 6,65 tỷ USD, tăng 14,2%.

Bộ Công thương: Lần đầu tiên 60 nhà nhập khẩu giày dép Mỹ giao thương trực truyến với doanh nghiệp Việt

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, quý I/2020, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường số 1 nhập khẩu nhóm hàng giày dép các loại của Việt Nam với kim ngạch đạt 1,56 tỷ USD , tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019.

Mặc dù xuất khẩu giày dép sang thị trường Mỹ đạt mức tăng trưởng trong quý I/2020 nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp Việt cho biết, các hợp đồng đàm phán của quý II và quý III/2020 chưa thể chốt được do lượng tiêu thụ tại Hoa Kỳ trên đà suy giảm. Không chỉ giảm đơn hàng, nhiều đối tác còn đột ngột dừng đơn hàng khiến doanh nghiệp không kịp trở tay.

Đến nay, Việt Nam đã chứng tỏ được với quốc tế về sự thành công trong việc kiểm soát, ngăn chặn lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng. Nhiều chuyên gia dự báo, sau khi khống chế được dịch Covid 19, nhu cầu mặt hàng giày dép tại thị trường Mỹ sẽ tăng cao. Vì vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp giày dép cần thúc đẩy xúc tiến thương mại.

Thông qua hội nghị giao thương này, doanh nghiệp Việt Nam và các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ hiểu rõ hơn nhu cầu, năng lực của nhau. Từ đó tiến tới thỏa thuận các cơ hội hợp tác xúc tiến thương mại, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp an toàn vượt qua đại dịch, chuẩn bị sẵn lực lượng ứng phó nhanh với các diễn biến thương mại...

Theo Nhịp sống kinh tế

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN