Bộ Công Thương xử lý vi phạm kinh doanh xăng dầu: nhiều "ông lớn" bị điểm tên

09:02 | 09/08/2024

DNTH: 7 tháng năm 2024, Bộ Công Thương đã tiến hành xử lý 247 vụ vi phạm về kinh doanh xăng dầu thu ngân sách hơn 8,3 tỷ đồng. Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức, Công ty CP Appollo Oil, Công ty TNHH Trung Linh Phát là những cái tên bị điểm danh.

Bộ Công Thương tối 8/8 thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý tình hình kinh doanh mặt hàng xăng dầu từ đầu năm đến hết tháng 7/2024. Theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường đã triển khai kiểm tra trong tháng 7 là 309 vụ, lũy kế 7 tháng 1.355 vụ; Số vụ xử lý tháng 7 là 54 vụ, lũy kế 7 tháng 274 vụ. Số tiền nộp ngân sách Nhà nước (bao gồm số tiền buộc nộp lại bất hợp pháp do thực hiện các hành vi vi phạm hành chính) tháng 7 là trên 1,3 tỷ đồng, lũy kế 7 tháng là hơn 8,3 tỷ đồng.

Nhiều vi phạm bị phát hiện nhưng xăng dầu cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Ảnh: Nguyên Dương
Nhiều vi phạm bị phát hiện nhưng xăng dầu cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Ảnh: Nguyên Dương

Các hành vi vi phạm chủ yếu là không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định; Mua hoặc bán xăng dầu với đối tượng ngoài hệ thống phân phối theo quy định.

Một số vi phạm khác gồm: buôn bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật trương ứng; không có Giấy phép kinh doanh xăng dầu theo quy định (đối với trường hợp không có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu trong trường hợp có từ 2 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trở lên); Kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực (chủ yếu với cửa hàng bán lẻ xăng dầu); Không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng, hoặc không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Đáng chú ý, 7 tháng qua, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, xử phạt một số thương nhân đầu mối như Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức; Công ty Cổ phần Appollo Oil; Công ty TNHH Trung Linh Phát. 3 doanh nghiệp này trên vi phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường cũng cho thấy, tình hình kinh doanh mặt hàng xăng dầu tương đối ổn định. Các đơn vị cung ứng, cửa hàng kinh doanh xăng dầu vẫn hoạt động bình thường, không có tình trạng đầu cơ, găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu, nghỉ bán xăng dầu không có lý do.

Các cửa hàng cũng thực hiện nghiêm túc quy định về hoá đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, đặc biệt là trong việc lập hoá đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho khách hàng theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và cung cấp dữ liệu hoá đơn điện tử theo quy định.

Đến nay, cơ bản hoạt động kinh doanh xăng dầu trên cả nước diễn ra bình thường, đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng; vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu giảm so với trước.

Nguyên nhân là thời gian qua quản lý thị trường đồng loạt thực hiện quyết liệt việc kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm; mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh xăng dầu hiện nay đủ sức răng đe nên đã phát huy tác dụng, đã góp phần hạn chế vi phạm trong hoạt động xăng dầu.

Tính đến hết quý II/2024, thực hiện quy định quản lý Nhà nước trong kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định kiểm tra việc duy trì điều kiện kinh doanh xăng dầu của 6 thương nhân đầu mối và 8 thương nhân phân phối, hiện nay đang trong quá trình thực hiện.

 

Bên cạnh đó, qua rà soát báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra 4 thương nhân đầu mối; 20 thương nhân phân phối có dấu hiệu vi phạm để xem xét xử lý theo quy định. Việc kiểm tra này không liên quan và không ảnh hưởng đến tổng nguồn xăng dầu trong nước.

 

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương Nguyễn Thuý Hiền

Theo Báo Kinh tế Đô thị

Theo Báo Kinh tế Đô thị

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/bo-cong-thuong-xu-ly-vi-pham-kinh-doanh-xang-daunhieu-ong-lon-bi-diem-ten.html?fbclid=IwY2xjawEiVMFleHRuA2FlbQIxMAABHXbQ7N7gtVMkg-YhSuqxmp3HiZyWg5qL6JbERBizsV1tqhFETpgCxRsZ6Q_aem_ZxHxqyGDFznnAMjvehQneA


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN