Bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương

14:31 | 28/09/2022

DNTH: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 1126/QĐ-TTg ngày 25/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương năm 2022 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Điều chỉnh, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương - Ảnh minh họa.
Điều chỉnh, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Ảnh minh họa.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh giảm dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương trong nước 2.925,749 tỷ đồng của 09 bộ, cơ quan Trung ương và 02 địa phương để bổ sung dự toán tương ứng cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ quyết định giảm dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách Trung ương 424,402 tỷ đồng của 02 bộ và 03 địa phương để bổ sung dự toán 209,988 tỷ đồng cho 06 địa phương. Số vốn điều chỉnh giảm còn lại là 214,414 tỷ đồng, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện bổ sung dự toán theo quy định.

Thủ tướng Chính phủ cũng bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương năm 2022 từ nguồn vốn chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương trong nước 18.584,907 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ: hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, hỗ trợ lãi suất, cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

Bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương trong nước 19.570,446 tỷ đồng cho 10 bộ, cơ quan trung ương và 36 địa phương để thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu căn cứ dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương năm 2022 được điều chỉnh, bổ sung ở trên, Thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ dự toán chi ngân sách Trung ương cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị cấp dưới bảo đảm:

Phân bổ chi tiết dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương năm 2022 cho từng nhiệm vụ thuộc "Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội" theo đúng quy định ở trên. Phân bổ chi tiết dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương năm 2022 được điều chỉnh, bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 bảo đảm các nguyên tắc, tiêu chí: các nhiệm vụ, dự án phải đủ thủ tục đầu tư để bố trí vốn hằng năm theo quy định, có thời gian dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025, ưu tiên các dự án đang triển khai thực hiện cần đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành để đưa vào hoạt động, các dự án sử dụng vốn nước ngoài, các dự án khởi công mới có khả năng giải ngân ngay trong năm 2022.

Tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương của từng nhiệm vụ, dự án sau khi phân bổ (bao gồm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2021 đã giải ngân và được kéo dài sang năm 2022) không vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của từng nhiệm vụ, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan liên quan khác về tính chính xác của thông tin, số liệu của dự án, mức vốn phân bổ cho từng nhiệm vụ, dự án theo quy định của pháp luật.

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý Nhà nước đối với đầu tư công chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN