Cần thiết ban hành Luật Nhà giáo. Ảnh minh họa/Minh Phong
Trước câu hỏi chất vấn của Đại biểu Quốc hội Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội liên quan đến vị thế nhà giáo và Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết:
Quan điểm của Bộ Tư pháp là nhất trí không thu học phí THCS phù hợp với hiến pháp và Nghị quyết tài chính của Trung ương. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ hơn về điều kiện đảm bảo, cụ thể là chúng ta có đủ tiền để làm việc này hay không?
Riêng đối với Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Lê Thành Long chia sẻ: Câu chuyện này đã được đặt ra từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 và được đề xuất bởi một số đại biểu Quốc hội, sau này có bàn thêm với GD&ĐT để ra một Luật Nhà giáo.
“Về nguyên tắc chúng tôi nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo nhưng phải làm rõ phạm vi điều chỉnh để tránh sự chồng chéo với các luật khác như: Luật Viên chức, Luật công chức... Bộ tư pháp sẽ phối hợp với bộ GD&ĐT và sự góp ý của các đại biểu Quốc hội để có được Luật Nhà giáo không bị chồng chéo với các luật khác” - Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định.
Cũng theo Bộ trưởng Lê Thành Long, đội ngũ giáo viên khá đông đảo với nhiều vấn đề, có những vấn đề phải xử lý bằng chính sách, có những vấn đề phải xử lý bằng pháp luật. Do đó, trong tương lai, việc ban hành Luật Nhà giáo là cần thiết.
Ý kiến bạn đọc...