Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Không bán lợn qua đường tiểu ngạch

11:16 | 18/10/2019

DNTH: Để tránh việc giá lợn tăng quá cao, quá nóng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất cân đối cung cầu, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị doanh nghiệp, người dân lúc này cần phải có trách nhiệm với đất nước, với xã hội không bán lợn hơi qua biên giới.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị các doanh nghiệp chăn nuôi phải làm hạt nhân nòng cốt giữ bình ổn giá lợn trong nước ở thời điểm hiện tại.

Theo số liệu báo cáo của ngành chăn nuôi, thú y sáng 17/10 tại Hội nghị "Tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học bền vững” do Bộ NN-PTNT tổ chức, tính đến ngày 15/10, lũy kể tổng số đầu lợn bị chết và tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi mà người dân báo cáo thống kê được khoảng 5,6 triệu con, tổng sản lượng 320.000 tấn, chiếm 8,3% tổng sản lượng thịt cả nước.

Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nếu không cẩn thận sẽ có sốt giá trong thời gian tới đây. Bởi việc giảm gần 10% sản lượng thịt lợn không quá ảnh hưởng lớn thị trường tiêu dùng mà chủ yếu do ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê, hiện nay Trung Quốc có nơi giá 1kg thịt lợn hơi lên tới 150.000 đồng/kg, trung bình cũng 120.000 - 130.000 đồng/kg, nên nếu để lợn trong nước thẩm lậu tiểu ngạch qua biên giới sẽ tác động rất lớn thị trường nội địa. Theo thông kê khảo sát, có ngày một cửa khẩu phía Bắc có cả nghìn con lợn được thẩm lậu tiểu ngạch qua. 

Do đó, ở thời điểm này, ngoài việc kiến nghị Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương không cho nhập khẩu thịt vào trong nước thì các doanh nghiệp trong nước cũng cần có trách nhiệm với đất nước, với xã hội là không bán lợn tiểu ngạch qua bên kia biên giới nhằm giữ được mức giá lợn ổn định như hiện nay.

“Muốn thay cơ cấu thịt lợn không phải dễ, có khi phải mất hàng thập kỷ. Đơn cử như Trung Quốc với quy mô 700 triệu đầu lợn như hiện nay, muốn khôi phục lại ngành chăn nuôi không hề đơn giản. Ngay cả 12 nước xung quanh Việt Nam cũng vậy. Trong khi đó chúng ta vẫn cơ bản giữ được đàn nái cụ kỵ, ông bà trên 100.000 con, ngành thức ăn chăn nuôi đã đạt sản lượng 20 triệu tấn, lớn nhất ASEAN hiện tại nên phải coi đây là thời cơ của chăn nuôi lợn Việt Nam. Do đó, muốn tận dụng được thời cơ để phát triển bền vững phải đảm bảo duy trì được sự ổn định", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Để giữ ổn định giá lợn trong nước không tăng quá cao, Bộ NN-PTNT đề nghị doanh nghiệp, người dân, thương lái không bán lợn tiểu ngạch sang bên kia biên giới.

Bộ NN-PTNT khẳng định, không bao giờ có chuyện sốt giá mất cân đối tuyệt đối giá lợn quý 4 và đầu năm 2020 nếu xét đúng bản chất của vấn đề, bởi gia cầm năm nay tăng trưởng trên 12%, gia súc 5%, thủy sản 6,5% cộng với lượng lợn trong doanh nghiệp, trong dân vẫn còn khá lớn khi mới chỉ tiêu hủy khoảng 5,6 triệu con/tổng đầu lợn 40 triệu con của nước ta.

Trong tình hình này, đòi hỏi khâu chỉ đạo phải hết sức tập trung, hết sức căn cơ, bài bản, doanh nghiệp phải làm hạt nhân lúc này để người dân ủng hộ. Trước mắt, Bộ NN-PTNT đề nghị cố gắng giữ để không bị xáo trộn về mặt thị trường. Đây là chính cơ hội để chúng ta xác định lợi thế chiến lược trong trung và dài hạn.

Bộ trưởng đề nghị người chăn nuôi lợn đến tuổi phải xuất chuồng, không bán lợn sang bên kia biên giới để giữ ổn định trong nước.

Theo Bộ trưởng, việc xuất khẩu tiêu ngạch có 3 nguy cơ. Thứ nhất, phía bạn không khuyến khích cũng không yêu cầu ta hỗ trợ. Thứ hai, nguy cơ rủi ro rất cao về dịch bệnh lây nhiễm chéo trở lại. Thứ ba, hệ lụy nhãn tiền là nguy cơ rủi ro tới kinh tế, vì đi tiểu ngạch có thể nay được nhưng mai lại mất, lúc đó không biết kêu ai.

“Tôi kêu gọi tất cả các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, tiếp tục gia công mở rộng chuồng trại, tiếp tục tái đàn mở rộng chăn nuôi tối đa trên cơ sở đảm bảo tuyệt đối an toàn dịch bệnh. Phải giữ được cục diện toàn bộ đàn giống gốc, đây là chìa khóa vàng khôi phục phát triển chăn nuôi trong tương lai.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn tới đây hãy cùng với Bộ tổng kết các quy trình ở các hình thái khác nhau trong phòng chống dịch bệnh và an toàn sinh học. Trong lúc khó khăn, nóng bỏng này, các doanh nghiệp lớn phải là hạt nhân giữ ổn định thị trường. Đó là điều tích cực với người chăn nuôi, với người tiêu dùng và cuối cùng mới là ổn định chỉ số giá tiêu dùng và kinh tế vĩ mô nhà nước", Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chia sẻ.

Theo NGUYÊN HUÂN

Báo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN