Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Tập đoàn Quế Lâm khẩn trương xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp

10:50 | 29/07/2019

DNTH: Tại buổi làm việc với tỉnh TT- Huế và Tập đoàn Quế Lâm trong các ngày 28-29/7, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã chỉ đạo tập trung khởi công tổ hợp hệ sinh thái nông nghiệp tại tỉnh này.

Đã 3 tháng kể từ khi Thừa Thiên Huế bị dịch tả lợn Châu Phi tấn công, tuy nhiên các mô hình chăn nuôi liên kết hữu cơ an toàn sinh học của Tập đoàn Quế Lâm vẫn an toàn.

 Ông Lê Tranh, Giám đốc HTX Phù Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, mô hình chăn nuôi liên kết 100 con với Tập đoàn Quế Lâm hiện đang bán giá ổn định 50 ngàn đồng/kg lợn hơi và người chăn nuôi lãi từ 800- 900 ngàn đồng/con.

Tương tự là tại 15 mô hình liên kết tại 5 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh TT- Huế.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đặc biệt ấn tượng với mô hình liên kết chăn nuôi an toàn sinh học của Tập đoàn Quế Lâm. 

Cùng với ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh TT- Huế trực tiếp thị sát tại các mô hình chăn nuôi liên kết bằng biện pháp an toàn sinh học của Tập đoàn Quế Lâm, đặc biệt là những mô hình vẫn đang phát triển ngay giữa vùng dịch tả lợn Châu Phi, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tái khẳng định: Cách làm của Quế Lâm đến giờ phút này rất phù hợp, đặc biệt đối với đối tượng chăn nuôi dễ bị tổn thương là chăn nuôi nông hộ.

Theo Bộ trưởng, đối với Việt Nam chúng ta, con lợn và cây lúa không chỉ đơn thuần kinh tế mà còn là máu thịt, là văn hóa, nền tảng để có được kinh tế nông nghiệp ngày hôm nay. Mỗi một năm ngành chăn nuôi sản xuất ra 4 triệu tấn thịt lợn, con số này, nếu chọn cách đi tắt đón đầu thì chỉ cần 20 doanh nghiệp đã có thể đảm bảo chăn nuôi 30 triệu con và có thể đạt được mục tiêu đó đơn giản. Nhưng vấn đề ở chỗ, ngành chăn nuôi Việt Nam cần phải có cách phát triển hài hòa, vừa đảm bảo mục tiêu vừa đảm bảo được sinh kế của người nông dân.

“Con lợn có vai trò hết sức quan trọng trong chăn nuôi, nhưng nghiệt ngã ở chỗ đầy rủi ro. Từ môi trường, dịch bệnh, chất lượng thực phẩm... Qua thực tế khảo sát, đánh giá, mô hình chăn nuôi liên kết hữu cơ an toàn sinh học của Tập đoàn Quế Lâm thì cả 3 vấn đề kinh tế, môi trường, cộng đồng an sinh đều được giải quyết, nếu làm tốt”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phân tích.

Bộ trưởng nhấn mạnh giải pháp của chăn nuôi nông hộ, nhằm đảm bảo sinh kế người nông dân.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm báo cáo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dự án thực hiện xây dựng hệ thống sinh thái nông nghiệp tại tỉnh TT- Huế.

Theo Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm, sau khi có thể khẳng định 15 mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ mà Tập đoàn Quế Lâm liên kết với người nông dân an toàn vượt qua dịch tả lợn Châu Phi, đến nay, nhiều địa phương muốn phối hợp với Tập đoàn thực hiện chăn nuôi liên kết an toàn sinh học.

Để thực hiện việc nhân rộng mô hình liên kết thực sự thành công, trước mắt Tập đoàn Quế Lâm sẽ thực hiện Dự án xây dựng Tổ hợp sản xuất chế biến nông sản hữu cơ tại tỉnh TT- Huế theo hướng hệ sinh thái nông nghiệp với mong muốn, bằng kết quả thực tiễn sẽ tuyên truyền sâu rộng đến bà con nông dân.

UBND tỉnh TT- Huế đã phê duyệt dự án trên quy mô 15 ha tại xã Phong Thu (huyện Phong Điền) để Quế Lâm tạo ra vùng sinh thái nông nghiệp, đặc biệt là chuỗi chăn nuôi khép tín, an toàn. Tập đoàn Quế Lâm đầu tư 3 tổ hợp bao gồm: Nhà máy sản xuất các chế phẩm sinh học, Nhà máy sản xuất thức ăn hữu cơ vi sinh và trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ.

Ông Nguyễn Hồng Lam khẳng định xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp là "trường học" để nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn.

Mục tiêu của dự án nhằm thực hiện các mô hình mẫu trong liên kết chăn nuôi. Tập đoàn Quế Lâm đầu tư toàn bộ theo quy trình từ con giống, thức ăn, chuồng trại...

Thứ nhất, tập trung mô hình chăn nuôi gia trại (hộ chăn nuôi từ 30-150 con), mô hình chăn nuôi trang trại lớn (từ 250 -500 con) và hướng tới xây dựng các trang trại quy mô 10.000 con/năm. Trước mắt, dự án sẽ liên kết với hầu hết với các hộ chăn nuôi tại xã Phong Thu (huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế) để xây dựng mô hình liên kết chăn nuôi tập trung.

Thứ hai, Tập đoàn Quế Lâm xác định, muốn chăn nuôi an toàn phải có chế phẩm vi sinh nên đã thực hiện ký kết với Tập đoàn Sky Life (Nhật Bản) để thực hiện dự án sản xuất men vi sinh đầu tiên tại Việt Nam.

Thứ ba, nhằm hoàn thiện chuỗi chăn nuôi khép kín, Quế Lâm cũng sẽ đầu tư xây dựng Nhà máy thức ăn chăn nuôi hữu cơ vi sinh với mục đích tạo thành quần thể du lịch, sinh thái nông nghiệp, mỗi năm sản xuất từ 1.500-2.000 tấn thức ăn gia súc.

“Trên cơ sở các mô hình chăn nuôi liên kết đã thành công, Tập đoàn Quế Lâm mong muốn phát triển các làng xã kiểu mẫu chăn nuôi hữu cơ an toàn tại các địa phương với phương thức chúng tôi đầu tư đầu vào và thu mua đầu ra. Có như vậy người chăn nuôi mới phát triển được và việc nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học với người nông dân mới khả thi”, ông Lam khẳng định.

Đặc biệt ấn tượng với cách làm của Tập đoàn Quế Lâm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo, khẩn trương nhân rộng mô hình chăn nuôi hữu cơ an toàn sinh học bởi thực tế hiện nay đang rất cần.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo sớm khởi công tổ hợp sinh thái trong nông nghiệp.

Theo Bộ trưởng, hưởng ứng phong trào Bộ NN-PTNT phát động, những năm gần đây Tập đoàn Quế Lâm đã tiên phong đi đầu sản xuất phân bón hữu cơ với sản lượng lên đến gần một triệu tấn.

Ngoài ra, chuỗi nông sản hữu cơ, chuỗi lúa gạo hữu cơ và gần đây nhất là chuỗi thịt lợn hữu cơ của Quế Lâm là một mô hình rất tốt, sử dụng đồng bộ tất cả các chế phẩm vi sinh vật có ích để vận dụng vào chăn nuôi. Đặc biệt, những quy trình, hướng canh tác này rất phù hợp với các nông hộ.

Trên cơ sở cách làm của Tập đoàn Quế Lâm, sau này các nông hộ tập trung thành HTX có thể ứng dụng những công nghệ sạch, giá thành vừa phải, tiện lợi dễ làm, phù hợp nhiều đối tượng, liên kết thành sản xuất lớn.

Hiện tại Bộ NN-PTNT đã giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Tập đoàn Quế Lâm thúc đẩy nhanh các sản phẩm đã kết luận để lan tỏa các mô hình hiệu quả.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị tỉnh TT- Huế tập trung sự chỉ đạo nhanh nhất để Tập đoàn Quế Lâm khởi công tổ hợp hệ sinh thái nông nghiệp trong thời gian tới.

Trên cơ cở đó, tạo nền tảng đưa mô hình tổ hợp nông nghiệp sinh thái ra các tỉnh thành khác; liên kết, chia sẻ kinh nghiệm với các HTX, nông dân, doanh nghiệp, nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn.

 

Theo HOÀNG ANH/Báo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN