Bộ Xây dựng thoái vốn Viglacera không thấp hơn 23.000 đồng/cp, sẽ đấu giá thay vì giao dịch trên sàn

14:10 | 05/03/2019

DNTH: Bộ Xây dựng vẫn kiên định với kế hoạch thoái vốn từng phần tại Viglacera để triệt thoái toàn bộ 53,97% vốn nhà nước tại công ty này trong năm 2019 theo kế hoạch. Trong đợt thoái vốn (giai đoạn 1) sắp tới, cơ quan này lựa chọn phương án bán đấu giá công khai thay vì thực hiện giao dịch khớp lệnh trên sàn chứng khoán - phương án đã không thành công trước đó.

Bộ Xây dựng sẽ thoái vốn Viglacera không thấp hơn 23.000 đồng/cp, sẽ đấu giá thay vì giao dịch trên sàn (Nguồn: Internet)

Bộ Xây dựng sẽ thoái vốn Viglacera không thấp hơn 23.000 đồng/cp, sẽ đấu giá thay vì giao dịch trên sàn (Nguồn: Internet)

Bộ Xây dựng vừa công bố văn bản gửi người đại diện phần vốn nhà nước tại CTCP Tổng công ty Viglacera (Mã CK: VGC) về việc phê duyệt phương án thoái vốn nhà nước tại VGC.

Theo đó, Bộ Xây dựng dự kiến sẽ thoái 80.579.262 cổ phần, tương đương với 17,97% vốn điều lệ của VGC trong giai đoạn 1. Phương thức thoái vốn được Bộ Xây dựng lựa chọn là đầu giá công khai trên sàn giao giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Mức giá khởi điểm được “chốt” không thấp hơn 23.000 đồng/cổ phần và giá tham chiếu của mã cổ phiếu VGC bình quân 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước ngày công bố thông tin.

Như vậy, nếu phiên đấu giá diễn ra thuận lợi, Bộ Xây dựng sẽ thu về ít nhất 1.853 tỷ đồng từ thương vụ này.

Thời điểm thực hiện vẫn chưa được công bố cụ thể nhưng sẽ trong thời gian hiệu lực quy định của Chứng thư thẩm định giá số 75/2019/CT-CPAVIETNAM ban hành ngày 14/1/2019.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng giao cho ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổ trưởng Tổ người đại diện cho phần vốn nhà nước, Tổng giám đốc VGC - phối hợp với Hội đồng quản trị VGC để triển khai các thủ tục cần thiết theo quy định để thực hiện thoái vốn theo phương án trên.

Tổ người đại diện chịu trách nhiệm công bố thông tin đầy đủ theo quy định, đặc biệt là thông tin chi tiết về tình hình quản lý và sử dụng đất đai, dự án của doanh nghiệp; thực hiện việc kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ quá trình triển khai phương án thoái vốn theo nội dung ủy quyền nêu trên.

Bộ Xây dựng thoái vốn Viglacera không thấp hơn 23.000 đồng/cp, sẽ đấu giá thay vì giao dịch trên sàn - ảnh 1
Diễn biến giá cổ phiếu VGC trong giai đoạn 2016 - nay (Nguồn: VNDirect)

Ngoài ra, cơ cấu cổ đông lớn của VGC cũng ghi nhận những sự thay đổi đáng chú ý trong thời gian gần đây, đặc biệt là giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, ngày 26/2/2019, nhóm 7 quỹ thuộc Dragon Capital đã thực hiện bán 27 triệu cổ phiếu VGC, giảm tỷ lệ sở hữu từ 9,796% xuống 3,775%. Tới ngày 27/2, khối ngoại tiếp tục thực hiện giao dịch thỏa thuận với nhà đầu tư nội với khối lượng giao dịch lên tới gần 17 triệu cổ phiếu, tương đương phần sở hữu còn lại của nhóm Dragon Capital.

Nhiều khả năng nhóm Dragon Capital đã triệt thoái toàn bộ vốn khỏi VGC chỉ trong 2 ngày giao dịch. Giao dịch này cũng góp phần mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư ngoại khác có thêm dư địa để tham gia thương vụ bán đấu giá sắp tới của Bộ Xây dựng (Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VGC đang ở mức 49%).

Được biết, theo kế hoạch thoái vốn nhà nước trước đó (Quyết định số 1232/QĐ-TTg), Bộ Xây dựng đã thực hiện thoái lô cổ phần trên vào năm 2018 nhưng không thành công.

Cụ thể, vào tháng 5/2018, Bộ Xây dựng công bố sẽ thoái vốn thông qua hình thức giao dịch khớp lệnh trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Giá đặt lệnh giao dịch là giá trần của ngày giao dịch nhưng tối thiếu là 26.100 đồng/cổ phần và không thấp hơn giá tham chiếu bình quân 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước ngày công bố thông tin.

Thời gian hoàn thành cũng được “chốt” ở mức 60 ngày kể từ ngày Bộ Xây dựng phê duyệt phương án.

Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu VGC sau khi Bộ Xây dựng công bố thông tin thoái vốn lại có xu hướng giảm, một phần do diễn biến của thị trường chung. Điều này khiến cho thương vụ thoái vốn đã diễn ra không thành công.

Theo kế hoạch đề xuất điều chỉnh, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành thoái toàn bộ lô cổ phần, tương ứng với 53,97% vốn điều lệ VGC trong năm 2019. Cũng trong đầu năm nay, VGC đã hoàn tất việc chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HOSE (Sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM), giá cổ phiếu ghi nhận xu hướng hồi phục trở lại./.

Theo Viettimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN