Bộ Y tế: 9 bệnh, tật bẩm sinh cần sàng lọc trước sinh và sơ sinh

12:18 | 25/09/2023

DNTH: Bộ Y tế đã có công văn bản gửi UBND các tỉnh, thành về thực hiện chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2023, trong đó Bộ đề nghị các tỉnh, thành đảm bảo nguồn lực để sàng lọc trước sinh và sơ sinh 9 bệnh, tật bẩm sinh...

60/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch, Chương trình thực hiện mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh

Theo nội dung công văn của Bộ Y tế, thực hiện Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030, Bộ Y tế đã có công văn số 7375/BYT-TCDS ngày 31/12/2020 về việc triển khai thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đến nay đã có 60/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch, Chương trình thực hiện Quyết định số 1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030. Sau hơn 2 năm triển khai, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố về kết quả thực hiện các giải pháp và mục tiêu còn thấp.

Để bảo đảm triển khai có hiệu quả Quyết định số 1999, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt các mục tiêu, chi tiêu của Quyết định 1999 đã được phê duyệt. Ưu tiên tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai một số nội dung cụ thể sau:

- Đối với 3 tỉnh, thành phố chưa ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định 1999 cần chỉ đạo Sở Y tế chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1999/QĐ- TTg của địa phương theo hướng dẫn tại công văn số 7375/BYT-TCDS ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế.

- Chỉ đạo đôn đốc triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình đảm bảo đạt các chỉ tiêu như sau, trước mắt đến năm 2025, cần chú trọng đạt được các chỉ tiêu tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 50%; Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc ít nhất 5 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất dat 70%; Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có cơ sở cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 70%; Tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên đủ năng lực cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 70%.

- Đôn đốc đẩy mạnh triển khai hỗ trợ các đối tượng sử dụng gói dịch vụ cơ bản (Quyết định số 3845/QĐ-BYT ngày 11/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục một số bệnh, tật bẩm sinh được tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh thuộc gói dịch vụ cơ bản).

9 bệnh, tật bẩm sinh cần sàng lọc trước sinh và sơ sinh

Bộ Y tế thông tin, hiện nay, Bộ tiếp tục cấp miễn phí hóa chất, giấy lấy mẫu và vật tư tiêu hao đã mua từ chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện xét nghiệm cho đối tượng miễn phí thông qua 5 Trung tâm sàng lọc khu vực thuộc: Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Trưởng Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh (2 bệnh thiếu men G6PD và bệnh suy giáp trạng bẩm sinh) cho các đối tượng các tỉnh, thành phố thuộc địa bản phụ trách.

Bộ Y tế thông tin, hiện nay, Bộ Y tế tiếp tục cấp miễn phí hóa chất, giấy lấy mẫu và vật tư tiêu hao đã mua từ Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 thực hiện xét nghiệm cho đối tượng miễn phí thông qua 5 Trung tâm sàng lọc khu vực thuộc: bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, trường Đại học Y Dược Huế, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh (2 bệnh thiếu men G6PD và bệnh suy giáp trạng bẩm sinh) cho các đối tượng các tỉnh, thành phố thuộc địa bản phụ trách.

Thông qua trường Đại học Y Dược Huế thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho các đối tượng thuộc các tỉnh khu vực miền Trung.

Sau khi sử dụng hết số lượng nêu trên, đề nghị ngân sách địa phương đảm bảo để triển khai thực hiện.

Đối với các tỉnh, thành phố triển khai sàng lọc trước sinh và sơ sinh bằng hóa chất, vật tư đã mua giai đoạn 2016 - 2020, phối hợp với 5 Trung tâm sàng lọc khu vực triển khai lấy mẫu thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh và sàng lọc trước sinh theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 146/BYT-TCDS ngày 10/01/2022 về việc hướng dẫn đối tượng sử dụng gói dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh miễn phí theo quy định tại Quyết định số 1999/QĐ-TTg; công văn số 5708/BYT-TCDS ngày 11/10/2022 về việc thông báo không thu phí gói dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh miễn phí theo quy Quyết định số 1999/QĐ-TTg.

Để bảo đảm các đối tượng thuộc diện ưu tiên quy định tại Quyết định 1999/QĐ- TTg được sử dụng miễn phi gói dịch vụ cơ bản, đề nghị UBND tỉnh, thành phố đảm bảo nguồn lực cả về cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn để sáng lọc trước sinh 4 bệnh, tật bẩm sinh (hội chứng Edward, hội chứng Down, hội chứng Patau, bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia) và sàng lọc sơ sinh 5 bệnh, tật bẩm sinh (bệnh suy giáp trạng bẩm sinh, bệnh thiếu men G6PD, bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh, khiếm thỉnh bẩm sinh và bệnh tim bẩm sinh) thuộc gói dịch vụ cơ bản.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện thống kê, tổng hợp đầy đủ các đối tượng đã tham gia thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các địa phương có văn bản gửi về Bộ Y tế để được hỗ trợ, giải quyết kịp thời.

Sàng lọc trước sinh là thuật ngữ chung cho tất cả các xét nghiệm cũng như phương pháp thăm khám được thực hiện trong thai kỳ nhằm chẩn đoán và đánh giá nguy cơ thai nhi mắc dị tật. Sàng lọc trước sinh giúp phát hiện một số dị tật thường gặp như hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, hội chứng Edwards, hội chứng Patau, hội chứng Turner, thể tam nhiễm X... nhờ vậy, đây được coi là phương pháp hữu hiệu giúp phát hiện sớm dị tật ở trẻ, nhằm có biện pháp can thiệp và điều trị sớm, giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.  

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển tối đa nguồn điện từ năng lượng tái tạo

DNTH: Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh

DNTH: Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 987/QĐ-BCT về việc ban hành kế hoạch cập nhật rà soát cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà nước của Bộ Công Thương năm 2024. Thời gian thực hiện từ tháng 4 - 6/2025.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ nghiên cứu cơ chế khuyến khích các hợp tác xã đầu tư cho chuyển đổi số và KHCN trong sản xuất, kinh doanh.

Nghị quyết 57 và cơ hội chuyển mình của doanh nghiệp

DNTH: Nghị quyết số 57-NQ/TW, ban hành ngày 22/12/2024, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Giảm mạnh thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ô tô

DNTH: Bộ Tài chính đang đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số mặt hàng ô tô nhằm đa dạng hóa nguồn cung xe nhập khẩu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường và xây dựng hệ thống thuế...

Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng, dầu: Bài toán cần cân đối là làm sao hài hòa nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

DNTH: Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với một số mặt hàng, trong đó có xăng, dầu và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026. Đề xuất nhận được sự ủng hộ của người dân và cộng đồng DN.

XEM THÊM TIN