Các ngân hàng đồng loạt cam kết ưu đãi lãi suất, cho vay mới giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của nCoV

08:36 | 07/02/2020

DNTH: Theo lãnh đạo NHNN, đây là cơ hội để NHTM khẳng định thương hiệu và tiềm lực tài chính của mình cũng như sự đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp, cộng đồng – là lúc thể hiện trách nhiệm của ngân hàng với xã hội, người dân.

Nhằm chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp và người dân do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV (dịch nCoV), ngày 04/02/2020, Thống đốc đã có văn bản số 541/NHNN-TD chỉ đạo toàn hệ thống có biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch nCoV. Sáng 06/2/2020, tại Hà Nội, NHNN đã họp với các ngân hàng thương mại (NHTM) để triển khai các giải pháp cụ thể như phối hợp tính toán thiệt hại để có phương án tín dụng phù hợp đặc biệt là những ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp. 

Không vì dịch bệnh mà gián đoạn hoạt động ngân hàng

Tại Hội nghị với các NHTM triển khai các giải pháp tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch nCoV, sáng 06/02/2020, Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú  đã chỉ đạo toàn hệ thống cần đảm bảo hoạt động bình thường, không có chuyện đóng cửa, không giao dịch, mà cần đảm bảo các giao dịch cho người dân, doanh nghiệp. "Không vì dịch bệnh mà gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động chung, nhất là việc phục vụ người dân, doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng" – Phó Thống đốc yêu cầu. Đồng thời ông cũng đề nghị các NHTM xây dựng kịch bản, giải pháp hỗ trợ cụ thể hay một chương trình hành động nhằm ứng phó với dịch bệnh này. 

Đối với các Vụ, Cục, đơn vị NHNN, NHNN chi nhánh, Phó Thống đốc yêu cầu: Chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời phân tích, đánh giá, dự báo tác động, đưa ra giải pháp ngắn hạn, trung và dài hạn, tham mưu kịp thời Ban Lãnh đạo có biện pháp chỉ đạo; Các Vụ chức năng của NHNN nghiên cứu chỉ đạo các NHTM tái cơ cấu nợ, chuyển nợ, giãn nợ…hỗ trợ doanh nghiệp; Chủ động nghiên cứu, trong thời gian sớm nhất, cần có cơ chế riêng cho các đối tượng bị tác động; không được lợi dụng làm méo mó thị trường tín dụng, nợ xấu.

Các NHTM có thể thực hiện nhiều giải pháp như: cơ cấu lại nợ, dư nợ, cơ cấu lại thời gian trả nợ, xem xét giảm lãi suất, cho vay mới để khách hàng bị thiệt hại có điều kiện nuôi trồng, kinh doanh mới. 

Về lãi suất, hiện không ấn định một mức lãi suất cụ thể, NHNN khuyến khích các NHTM nên giảm lãi suất cho những đối tượng đang chiụ ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh (ngoài những lĩnh vực ưu tiên đang hưởng lãi suất cho vay 6%/năm). "Đây cũng là cơ hội để NHTM khẳng định thương hiệu và tiềm lực tài chính của mình cũng như sự đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp, cộng đồng – là lúc chúng ta thể hiện trách nhiệm của ngân hàng với xã hội, người dân" – ông nói.

Ông cũng yêu cầu các NHTM đảm bảo thực hiện nghiêm túc việc áp dụng lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên theo quy định, đúng đối tượng. Bên cạnh đó, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt.

Về phía NHNN, Phó Thống đốc cho biết, NHNN sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM. Đồng thời, Phó Thống đốc nhấn mạnh, trong điều kiện thanh khoản hiện dồi dào, ngân hàng không thiếu vốn, các NHTM không được tăng lãi suất, kể cả lãi suất huy động. Nếu cần thiết, NHNN cũng sẽ điều chỉnh lãi suất điều hành, qua đó gián tiếp hỗ trợ các NHTM giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp.

Ưu đãi lãi suất, cho vay mới giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Các ngân hàng đồng loạt cam kết ưu đãi lãi suất, cho vay mới giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của nCoV

Tại Hội nghị, các NHTM cho biết đều chủ động phân tích tình hình, rà soát, đánh giá khó khăn của những doanh nghiệp, lĩnh vực bị ảnh hưởng dịch, xây dựng kịch bản ứng phó, có các giải pháp cụ thể như cơ cấu lại nợ, chưa chuyển nhóm nợ, hoãn, giãn nợ, giảm lãi suất…hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Đại diện một số NHTM nhận định, tời thời điểm này, có tới trên 50% danh mục hàng hóa của Việt Nam bị ảnh hưởng từ dịch bệnh này, trong đó trên 15% bị ảnh hưởng nặng nề nếu dịch kéo dài. 

Theo ông Trần Văn Tần, Uỷ viên HĐQT VietinBank, ngân hàng này đã có văn bản đánh giá sơ bộ thiệt hại dịch gây ra với nền kinh tế gửi cho các chi nhánh toàn quốc, đồng thời chỉ đạo các chi nhánh rà soát lại nắm bắt cụ thể khi có diễn biến mới…Hiện VietinBank đang có dự thảo văn bản với các biện pháp cụ thể đối với nhóm ngành lĩnh vực ảnh hưởng do dịch nCoV. Ngân hàng này cũng có những giải pháp cụ thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Ngoài các lĩnh vực ưu tiên áp dụng lãi suất 6%/năm, VietinBank đưa ra chương trình cho vay với một số lĩnh vực khác lãi suất là 6,8%/năm...

Ông Nguyễn Cảnh Vinh, Quyền Tổng Giám đốc Eximbank cho biết ngân hàng này cũng có sự chuẩn bị khá tốt trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhờ đó tăng huy động cao hơn cho vay, thanh khoản khá bền vững. Ngân hàng dự kiến đưa ra các gói cho vay lãi suất ưu đãi khoảng 6,5%/năm.

Tổng Giám đốc Vietcombank ông Phạm Quang Dũng cũng cho biết, ngân hàng không thể chủ quan trước tác động từ dịch bệnh, do đó đã có kế hoạch, rà soát, đánh giá khách hàng, đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như cơ cấu lại nợ, cơ cấu thời hạn cho vay, có chương trình ưu đãi lãi suất hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch nCoV.

Tại Hội nghị, các NHTM đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng doanh nghiệp, người dân trước khó khăn do dịch bệnh và cho biết sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, hướng dẫn của NHNN. Đồng thời, một số NHTM cũng đề nghị NHNN báo cáo Thủ tướng để có cơ chế đặc thù cho nhóm khách hàng bị ảnh hưởng.

Ông Phạm Văn Vượng, Phó Tổng Giám đốc Agribank chia sẻ, Agribank đang tập trung các giải pháp chống đỡ dịch, có đánh giá cụ thể tác động, có dự báo phân tích các vùng, các doanh nghiệp đầu mối, khách hàng nhỏ lẻ, để có chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời, xem xét giảm lãi suất. Thực tế, Agribank cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp với lãi suất cho vay khoảng 6%/năm. Khi doanh nghiệp và bà con nông dân khó khăn, gánh nặng trên vai Agribank cũng không hề nhỏ. 

Chủ tịchh HĐQT Bưu điện Liên Việt Huỳnh Ngọc Huy, khẳng định khi có chỉ đạo và hướng dẫn từ NHNN, LienViet Post Bank sẽ thực thi nghiêm túc, với ý thức trách nhiệm cao.

Bên cạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng do dịch nCoV, các NHTM triển khai các giải pháp phòng chống dịch tới từng nhân viên, khách hàng như sử dụng khẩu trang, phát khẩu trang miễn phí cho khách hàng, phun khử trùng nơi làm việc, chỉ đạo các chi nhánh phòng giao dịch, thực hiện tốt phòng dịch. Bên cạnh đó khuyến khích khách hàng giao dịch không tiền mặt, thanh toán trực tuyến.

Theo Tài chính Plus 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN