Các nhà khoa học Nga làm ra loại bánh mì dành cho người tiểu đường

03:57 | 17/11/2024

DNTH: Các nhà khoa học thuộc Đại học Liên bang Bắc Caucasus (NCFU) mới đây đã đề xuất một công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm làm từ bột mì dành cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và những người khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19.

Chú thích ảnh
Ảnh minh hoạ: Sputnik

Theo các tác giả nghiên cứu, sản phẩm từ bột mì được làm từ công nghệ này có thể làm giảm lượng đường trong máu, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp kiểm soát cơn đói. Kết quả nghiên cứu được công bố trong chuỗi hội thảo IOP: Khoa học Trái đất và Môi trường.

Bệnh tiểu đường là một rối loạn mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng hoóc môn - insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin tạo ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tiểu đường là một trong bốn bệnh không lây nhiễm chính mà có tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu đang gia tăng và là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ đáng kể.

Theo các nhà khoa học NCFU, bánh mì thông thường làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy với các bệnh nhân mắc tiểu đường, họ phải hạn chế ăn bánh mì nghiêm ngặt.

Giới khoa học đã đưa ra hai cách để giải quyết vấn đề này: một là loại bỏ hoàn toàn sản phẩm bột mì, hoặc là thay đổi công thức làm bánh mì bằng cách đưa vào các hợp chất có hoạt tính sinh học làm giảm lượng glucose và điều chỉnh quá trình chuyển hóa lipid-carbohydrate.

Với lựa chọn giải pháp thứ 2, các nhà khoa học NCFU cùng với các đồng nghiệp tại Đại học Y khoa bang Volgograd đã tạo ra bánh mì giòn có chỉ số đường huyết thấp, dành cho những người mắc bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại sau khi mắc bệnh COVID-19.

Để làm ra những chiếc bánh mì trên, các nhà nghiên cứu đã thay thế bột mì bằng hỗn hợp bột ngô và bột đậu xanh, đồng thời bổ sung hợp chất sinh học postbiotic (có trong kombucha - một loại trà lên men).

Các tác giả lưu ý postbiotics là sản phẩm phụ của quá trình lên men vi khuẩn probiotics, có tác dụng phục hồi hệ vi sinh đường ruột và còn có tác dụng tích cực đến khả năng miễn dịch và trao đổi chất.

“Nhờ hàm lượng hoạt chất sinh học cao trong sản phẩm nên việc sử dụng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách ức chế hệ vi sinh vật gây bệnh, cải thiện quá trình trao đổi chất, giảm lượng glucose bằng cách ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin và nguyên tố vi lượng, cũng như giảm gánh nặng cho tụy”, Phó Giáo sư Valeria Orobinskaya làm việc tại Khoa Công nghệ Thực phẩm và Khoa học Hàng hóa tại NCFU - một trong những tác giả của nghiên cứu - cho hay.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene

DNTH: Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.

Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày

Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.

Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam

DNTH: Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.

Các nhà khoa học Caribe biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe

DNTH: Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribe năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.

Meey Group chia sẻ giải pháp công nghệ bất động sản thông minh

DNTH: Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực...

Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử

DNTH: Luật Năng lượng Nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Việt Nam khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

XEM THÊM TIN