Chân dung những "lão nông" làm giàu từ đam mê sáng chế

14:23 | 11/12/2018

DNTH: Với niềm đam mê sáng chế, ham học hỏi, những lão nông như anh Phạm Văn Hát, anh Phan Công Sỹ, anh Trần Quang Sơn... đã tự làm giàu bằng chính đôi tay của mình với những sản phẩm nông cụ phục vụ bà con nông dân.

 Chân dung anh Phạm Văn Hát, nông dân Hải Dương đưa sáng chế đi hơn 10 quốc gia

Được biết anh Phạm Văn Hát sinh năm 1972, là hội viên nông dân thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Chuyện anh nông dân này chưa qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào nhưng đã sáng chế ra nhiều sản phẩm máy nông nghiệp xuất khẩu đi hơn 10 quốc gia và tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước khiến nhiều người phải nể phục.  Nhưng với những người nông dân Hải Dương thì những việc làm của Phạm Văn Hát đã không còn là chuyện lạ. Bởi các sáng chế của anh được ra đời từ những cánh đồng quê và phục vụ rất hiệu quả hoạt động sản xuất của bà con nông dân.

Anh Hát tình cờ đến với nghề cơ khí khi được đến phụ việc tại xưởng Bông Sen. Tại đây, anh được chủ xưởng phân công việc nghiên cứu cơ chế hoạt động và sửa chữa máy nổ; dựng khung thành cho công nông đầu ngang. Sau gần hai năm làm việc, với sự cần cù chăm chỉ nên anh đã cơ bản nắm được các nguyên lý hoạt động của máy nổ.

pham van hat

Vào năm 2001, anh đã tự mở xưởng cơ khí tại nhà nhưng thất bại, kinh tế gia đình tổn thất lớn nên vào năm 2010, anh đã quyết định đi Israel để xuất khẩu lao động. Tại đây, bằng kinh nghiệm học hỏi được, anh đã cải tiến và sáng chế ra một số loại máy móc, công cụ lao động như: Máy rải phân tự động, máy cắt rau tự động, máy dọn rau sau thu hoạch và bộ dao cắt hành tiện dụng. Chiếc máy rải phân của anh đã được Israel đề nghị mua bản quyền.  

Đầu năm 2012, anh quyết định quay trở về nước và mở lại xưởng cơ khí. Được các cán bộ Hội động viên, anh đã tiếp tục tập trung nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực cơ khí nông nghiệp. Từ sự đam mê nghề nghiệp kết hợp với những kiến thức, kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình lao động tại Israel- một nước có nền nông nghiệp hiện đại, anh đã chế tạo ra bộ ép luống soi rạch trồng rau các loại và bộ ép luống chuyên dùng cho cà rốt. Đồng thời còn cải tiến một số bộ phận của máy làm đất như: Chế tạo cày 02 lưỡi thay thế cho cày 01 lưỡi, cày 4 lưỡi thay thế cho cày 3 lưỡi mà công suất không thay đổi.

Thấy rõ hiệu quả, anh Hát đã tập trung vào sản xuất rồi cung ứng ra thị trường hàng trăm sản phẩm mỗi năm và được nông dân các tỉnh tin dùng. Từ hiệu quả của cày 2 lưỡi và cày 4 lưỡi đã giúp người nông dân đỡ vất vả, đồng thời nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Sau đó, anh Hát tiếp tục nảy ra ý tưởng chế tạo một chiếc máy gieo hạt.

Đến nay, anh là người nông dân điển hình thành công với sự sáng tạo, ham tìm hiểu, học hỏi. Rất nhiều bằng khen, huy chương anh đã nhận được, thậm chí cả Huân chương Độc lập do Nhà nước trao tặng cũng đã nằm trong tủ phần thưởng của anh. Nhưng anh vẫn không ngừng sáng tạo, vẫn tiếp tục, cải tiến và chế tạo thêm nhiều loại máy nông cụ để giúp người lao động nông thôn đảm bảo năng suất, điều kiện lao động với một quan điểm chế tạo là càng đơn giản càng tốt, không cần chip điện tử, rơ le.

"Kỹ sư" nông dân Phan Công Sỹ

"Kỹ sư" nông dân Phan Công Sỹ, sinh năm 1969, trú tại xóm 7, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Mặc dù chỉ mới học hết lớp 10 và không được qua lớp đào tạo chính quy nào về ngành cơ khí nhưng anh Sỹ lại có niềm đam mê lớn với các loại máy móc.

Vì luôn canh cánh trong lòng về nỗi vất vả của người nông dân trên cánh đồng quê nên anh Sỹ đã ấp ủ ý tưởng sáng chế ra loại máy cày, bừa đa năng 4 trong 1. Vào năm 2010, anh Sỹ đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo máy.

Được biết chiếc máy của anh hiện có 4 chức năng là cày, bừa, trộn bê tông và xúc đất. Máy được chạy bằng động cơ Diesel với 28 mã lực, hộp số được chế từ máy gặt liên hợp, sắt phế liệu được hàn nối thành khung sườn, ca bin được lắp ghế ngồi, có bộ phận tăng tốc, giảm tốc... Tổng chi phí mà anh Sỹ bỏ ra để chế tạo chiếc máy này lầ 60 triệu đồng. 

Sau khi hoàn thành chiếc máy, anh "kỹ sư" nông dân này đã đưa ra hoạt động thực tế ngay tại cánh đồng địa phương và đã được hàng trăm nông dân hưởng ứng cũng như đặt hàng.

"Kỹ sư" nông dân Phan Công Sỹ

"Kỹ sư" nông dân Phan Công Sỹ, sinh năm 1969, trú tại xóm 7, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Mặc dù chỉ mới học hết lớp 10 và không được qua lớp đào tạo chính quy nào về ngành cơ khí nhưng anh Sỹ lại có niềm đam mê lớn với các loại máy móc.

Vì luôn canh cánh trong lòng về nỗi vất vả của người nông dân trên cánh đồng quê nên anh Sỹ đã ấp ủ ý tưởng sáng chế ra loại máy cày, bừa đa năng 4 trong 1. Vào năm 2010, anh Sỹ đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo máy.

phan cong sy

Được biết chiếc máy của anh hiện có 4 chức năng là cày, bừa, trộn bê tông và xúc đất. Máy được chạy bằng động cơ Diesel với 28 mã lực, hộp số được chế từ máy gặt liên hợp, sắt phế liệu được hàn nối thành khung sườn, ca bin được lắp ghế ngồi, có bộ phận tăng tốc, giảm tốc... Tổng chi phí mà anh Sỹ bỏ ra để chế tạo chiếc máy này lầ 60 triệu đồng. 

Sau khi hoàn thành chiếc máy, anh "kỹ sư" nông dân này đã đưa ra hoạt động thực tế ngay tại cánh đồng địa phương và đã được hàng trăm nông dân hưởng ứng cũng như đặt hàng.

Anh nông dân Trần Quang Sơn và sáng chế máy sấy tiêu giúp nâng cao giá trị sản phẩm

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu sạch đang được trồng tại địa phương, anh Trần Quang Sơn, sinh năm 1973 ở thôn 1, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã nghiên cứu và sáng chế thành công máy sấy hồ tiêu sạch bằng tia hồng ngoại.

Đầu năm 2012, anh Sơn quyết định bắt tay vào nghiên cứu máy sấy hồ tiêu hữu cơ nhằm giúp bảo quản tốt hơn nhưng vẫn giữ được màu sắc, hương vị của hạt hồ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng muốn làm được máy sấy hồ tiêu sạch thì bắt buộc phải có nguồn nguyên liệu sạch. Do đó, anh đã mạnh dạn đưa hơn 1.500 trụ hồ tiêu của gia đình vào sản xuất theo hướng hữu cơ. Vừa chăm sóc vườn hồ tiêu, anh vừa tự mày mò tìm hiểu quy trình hoạt động của chiếc máy sấy hồ tiêu sạch. Qua hơn 6 năm ròng rã với cả trăm lần thử nghiệm, cuối cùng anh cũng thu được “quả ngọt”. Đầu tháng 4/2018, chiếc máy sấy hồ tiêu bằng tia hồng ngoại lần đầu tiên xuất hiện tại Hội thảo liên kết sản xuất hồ tiêu theo hướng an toàn, bền vững do Hội Nông dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) tổ chức đã khiến nhiều người trầm trồ khen ngợi.

tran quang son

Sản phẩm vừa tiết kiệm tiền đầu tư cho người nông dân lại dễ sử dụng, giữ nguyên mùi vị, màu sắc, tinh dầu trong từng hạt tiêu góp phần nâng cao chất lượng, đưa tiêu sạch ra thị trường trong và ngoài nước.

Nhận thấy thành công từ vườn tiêu hữu cơ của gia đình anh Sơn cùng chiếc máy sấy bằng tia hồng ngoại tiện dụng, nông dân xã Nam Yang cũng đã chuyển đổi sang trồng tiêu theo hướng hữu cơ.

Hướng sản xuất mới cho thu nhập cao, đầu ra và giá cả thị trường luôn ổn định. Sau nhiều năm ấp ủ, tháng 5, nông dân địa phương đã liên kết với nhau thành lập “Tổ liên kết sản xuất kinh doanh hồ tiêu sạch, bền vững xã Nam Yang.”

Tổ liên kết hơn 50 hộ nông dân trồng hồ tiêu sạch theo hướng hữu cơ, tưới nhỏ giọt, tưới phun béc, bón phân vi sinh hữu cơ… họ tự tìm hướng đi cho mình và bước đầu cơ bản thành công vì giá tiêu sạch bán ra thị trường có giá từ 200-500.000 đồng/kg, so với giá tiêu thường bán ra thị trường có giá từ 50-70.000 đồng/kg.

"Kỹ sư chân đất" Phi Anh Đệ và loạt sáng chế nông nghiệp hữu ích

Xưởng cơ khí Thành Đạt của anh Phi Anh Đệ nằm giữa vùng chuyên canh mía trù phú ở xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa, Phú Yên. Cơ xưởng được anh đầu tư trang bị khá đầy đủ các loại máy công cụ, như: Hàn, tiện, khoan, phay, mài, dập kim loại,… Bên cạnh đó là hàng dãy dài các loại máy nông nghiệp đang được sản xuất theo đơn đặt hàng, chủ yếu là các loại máy cơ giới phục vụ thiết thực cho nông dân chuyên canh cây mía, từ cày bò cải tiến đến các loại máy cày ngầm, trồng, xới cỏ, bón phân, thu hoạch, băm rác mía…

Theo thông tin được đăng tải trên VTC, Anh Đệ sinh ra tại vùng nông thôn ở Bắc Ninh. Khi vừa học xong lớp 5, anh theo bố mẹ vào Phú Yên mưu sinh trên vùng đất Sơn Nguyên. Hơn chục năm ở quê hương thứ hai, anh đã trải qua nhiều vất vả khi cày cuốc, trồng trọt trên đồng đất chói chang nắng lửa.

Năm 2000, anh Đệ vào TP.HCM học nghề cơ khí với mong muốn đổi mới đời sống kinh tế. Hơn 1 năm sau, anh trở về Sơn Nguyên mở tiệm cơ khí nhỏ để sửa chữa nông cụ thô sơ.

Tình cờ một lần nhận hàn lại nông cụ cày đất bằng bò của người cùng làng và nghe lão nông than phiền nông cụ này không hiệu quả, những luống đất xới lên sau đường cày không đều, lưỡi cày không “ăn” sâu dưới đất, tốn kém nhiều công sức và lắm lúc đang cày giữa chừng thì mối hàn bị gãy khi vướng vấp rễ cây, anh Đệ tính đến chuyện cải tiến.

Sau nhiều ngày đêm nghiên cứu, anh Đệ không chỉ thay đổi kiểu dáng mà còn lắp đặt thêm một số chi tiết. Khi thực nghiệm trên đồng đất hiệu quả, lưỡi cày “ăn” sâu và xới đất từng luống rất đều, nhiều nông dân ở huyện Sơn Hòa tìm đến tiệm cơ khí của anh để mua nông cụ này với giá 420.000 đồng. Niềm vui đã thôi thúc Đệ tư duy sáng chế một số máy móc nông nghiệp khiến cho nhiều người cảm phục.

phi anh de

Đặc biệt, xã Sơn Nguyên nơi anh sống là vùng nguyên liệu mía trọng điểm của tỉnh Phú Yên với hơn 1.900 ha mía. Do vậy, xưởng cơ khí của anh Đệ cũng sản xuất, chế biến chủ yếu là những dụng cụ chuyên cho sản xuất mía. Dần dần, anh Đệ bắt đầu mày mò, nghiên cứu chế tạo ra những loại máy móc làm thay sức người trồng mía. Ban đầu là cải tiến chiếc cày đất truyền thống thô sơ, sau đó chế tạo thành máy cày ngầm bỏ phân mía, máy xới cỏ mía, máy phun thuốc cỏ mía và máy băm rác mía sau thu hoạch. Mỗi loại máy do anh Đệ chế tạo ra được người trồng mía chấp nhận và sử dụng rất hiệu quả.

Tính đến nay anh Đệ đã cải tạo và sáng chế ra 7 loại máy nông nghiệp phục vụ cho cây mía. Đặc biệt, mới đây anh Phi Anh Đệ đã sáng chế ra máy thu hoạch mía với công năng của máy này một ngày có thể chặt được 600 tấn mía thay thế cho khoảng 70 công lao động chặt mía thủ công như hiện nay, đồng thời chặt được sát gốc, không để gốc cao như chặt tay bình thường. Ngoài ra, trong lúc thu hoạch máy cũng đã băm rác mía vụn được 1 phần để làm phân hữu cơ bón cho vụ mía sau. So với máy thu hoạch mía của nước ngoài, chiếc máy này đã khắc phục được nhược điểm về kích thước quá lớn cồng kềnh mà giá thành lại rẻ chỉ bằng 1/10.

Theo SHTT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương

DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

XEM THÊM TIN