Chào năm mới 2022: 'Môi trường đầu tư an toàn sẽ giúp đẩy nhanh phục hồi kinh tế'
10:32 | 01/01/2022
DNTH: Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid - 19 cùng nhiều biện pháp chống dịch kéo dài và trên diện rộng đã khiến hoạt động đầu tư, hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã trải qua một giai đoạn có nhiều biến động.
Các số liệu thống kê chính thức cho thấy, tính đến tháng 11/2021, hoạt động đầu tư FDI, nguồn vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có những dấu hiệu không bình thường. Bức tranh FDI đan xen những mảng mầu sáng tối.
Cụ thể, mặc dù tổng vốn đầu tư cấp mới, điều chỉnh vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,46 tỷ USD, trong đó phần vốn đăng ký tăng thêm 26,7% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước tính chỉ đạt 15.5 tỷ USD, giảm 4.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn đầu tư đăng ký mới và vốn đầu tư điều chỉnh, mặc dù có tăng, song mức tăng lại giảm so với trước đây. Tổng số dự án đầu tư mới cũng giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm trước.
Môi trường đầu tư tại Việt Nam vốn là điểm đến hấp dẫn và hứa hẹn với các nhà đầu tư nước ngoài, song với sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh cùng các biện pháp giãn cách kéo dài, sức khỏe của khu vực FDI đã suy giảm rõ rệt. Tại nhiều hội nghị, toạ đàm, gặp gỡ, đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp nước ngoài đã bày tỏ sự lo lắng của mình khi thị trường thì khó khăn nhưng vẫn có quá nhiều rào cản và trở lực khiến cho hành trình đầu tư của các FDI không thuận lợi.
Ở thời kỳ đỉnh dịch vào quý III năm nay, theo đánh giá từ doanh nghiệp châu Âu, 18% đơn hàng của họ đã dịch chuyển khỏi Việt Nam. Khảo sát của Eurocham cho thấy, khoảng 1/3 các thành viên của Eurocham đã buộc phải tính đến việc đa dạng hóa, chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Việt Nam. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam, giao thương Việt – Pháp giảm 12,7% so với năm 2020 và năm 2019, nhiều nhà đầu tư không thể vào Việt Nam để khởi động dự án. Hơn 70% doanh nghiệp Pháp đã phải tạm dừng hoạt động do Covid, chỉ có số ít khoảng 17% không chịu ảnh hưởng nhiều. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ các quốc gia khác cũng chịu nhiều thiệt hại khi đại dịch bùng phát và cũng có thực trạng sản xuất kinh doanh tương tự.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh – đầu tàu kinh tế của cả nước, doanh nghiệp vừa trải qua giai đoạn ngừng trệ thời gian dài khi các ca nhiễm tăng cao, biện pháp giãn cách được siết chặt. Hoạt động vận tải bị ngừng trệ, sản xuất bị đình hoãn, công nhân mất việc làm, tiến trình tiêm vaccine chậm khiến nhà đầu tư nước ngoài phải hoạt động cầm chừng và buộc phải dự liệu đến các phương án dịch chuyển thị trường.
Nhưng với quyết định kịp thời của Chính phủ chuyển trạng thái phòng chống dịch bệnh, trợ giúp doanh nghiệp, mở cửa nền kinh tế theo phương châm sống chung với dịch, bước vào quý IV năm nay tình hình đã được cải thiện bước đầu. Sản xuất, kinh doanh và đầu tư đang trên đà hồi phục. Chính phủ đang chuẩn bị triển khai những gói kích thích kinh tế mới để phục hồi và phát triển nền kinh tế, các cải cách thể chế sẽ được đẩy mạnh, các cơ chế và thủ tục hành chính đặc thù sẽ được triển khai để yểm trợ cho doanh nghiệp.
Kế hoạch mở lại các đường bay quốc tế cũng được lập ra để phục hồi du lịch và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh có thể sang Việt Nam trực tiếp chỉ đạo triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chiến dịch mở rộng tiêm chủng vacccine, áp dung hộ chiếu và giấy thông hành vaccine cũng sẽ được đẩy mạnh… đang mang lại những cơ hội mới cho thị trường, cho cộng đồng doanh nghiệp và cho các FDI.
Về phía cộng đồng doanh nghiệp, niềm an ủi là chính bởi những diễn tiến không lường trước được của dịch bệnh mà doanh nghiệp đã có những chiến lược bất ngờ và bứt phá hơn. Minh chứng là, bước qua thời kỳ đại dịch, chúng ta đã tân tiến hơn về công nghệ, việc chuyển đổi số – vấn đề mà chúng ta vẫn còn mơ hồ và ngập ngừng khi đại dịch chưa bùng phát đã được triển khai khẩn trương hơn.
Các doanh nghiệp đã bản lĩnh hơn trong việc thử sức với những lĩnh vực mới, thị trường mới. Tâm thế của chúng ta được chuẩn bị tốt hơn để đương đầu với cho sự thay đổi, khả năng chống chịu của nền kinh tế tốt hơn. Đây là điều cốt lõi của năng lực cạnh tranh.
Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, bước sang giai đoạn bình thường mới, chúng ta đã nhìn thấy nhiều tín hiệu tích cực, khi mặc dù giảm về số lượng nhưng các dự án đầu tư lại tăng đáng kể về mặt chất lượng; các dự án quy mô nhỏ giảm dần và các dự án quy mô lớn nhiều hơn. Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số được thực hiện tốt hơn.
Việc tập đoàn Lego đầu tư bạc tỷ USD vào Việt Nam xây dựng dự án trung hoà carbon đầu tiên đã đặt thêm một cột mốc xanh mới cho phát triển bền vững trong dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam góp phần thực hiện các cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về phát triển xanh tại Diễn đàn COP 26 còn nóng hổi. Các nhà đầu tư cũng vạch ra các kế hoạch mang tính chiến lược hơn theo hướng phục hồi an toàn và phòng ngừa có hiệu quả trước diễn biến của đại dịch Covid -19 cũng như các biến cố bất thường khác có thể xẩy ra trong thời gian tới.
Không chỉ vậy, tín hiệu đáng mừng hơn mà tôi thấy được đó là các nhà đầu tư nước ngoài mặc dù có những lo ngại nhưng vẫn có sự tin tưởng vào triển vọng dài hạn của thị trường Việt Nam, và đặt niềm tin mạnh mẽ vào khả năng kiểm soát và làm chủ tình hình của chính phủ Việt Nam. Nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đã khẳng định sẽ đồng hành và hỗ trợ Việt Nam cùng vượt qua đại dịch.
Đây có thể nói là sự động viên rất lớn và cho thấy được sự đoàn kết chặt chẽ của cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Dù đại dịch có tiếp tục hoành hành, thì môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, nếu vẫn tiếp tục kiểm soát tốt, sẽ vẫn là nơi mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn để gắn bó và phát triển hoạt động kinh doanh lâu dài của họ.
Để môi trường đầu tư Việt Nam trở thành một môi trường tiềm năng, an toàn và chất lượng cho nhà đầu tư, bên cạnh các yếu tố thị trường, thương mại, đối tác, việc cải thiện khung pháp lý có thể xem là một trong những yếu tố then chốt nhất.
Qua các vụ tranh chấp tiếp nhận tại VIAC, chúng tôi thấy rằng, để việc đầu tư thuận lợi, nhà đầu tư cần được cung cấp những thông tin và những chỉ dẫn cần thiết và đầy đủ về hành lang pháp lý tại Việt Nam, những quy định cần chú ý, những điều cần tránh cũng như phương án phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh. Khi các yếu tố này được bảo đảm, bức tranh đầu tư tại Việt Nam sẽ trở nên tươi sáng hơn rất nhiều.
Vũ Tiến Lộc. Chủ tịch VIAC
Cùng chuyên mục
- Tags:
- VIAC /
- đầu tư FDI /
- phục hồi kinh tế /
- Vũ Tiến Lộc /
- Môi trường đầu tư /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực
DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...
Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng
DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...
Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm
DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.
Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh
DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.
Giảm gánh nợ công
DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...
Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu
DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...