Chọn kênh đầu tư an toàn, hiệu quả

16:27 | 14/01/2019

DNTH: Năm tới nên rót tiền vào kênh đầu tư nào để an toàn và sinh lợi là vấn đề không đơn giản mỗi kênh đầu tư đều có mức độ rủi ro và cơ hội riêng.

Khách hàng làm thủ tục gửi tiền tại SHB chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Thanh Hả

Đầu năm hàng hóa tăng, tiết kiệm an toàn

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thể hiện giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, vừa để xác định kênh đầu tư vào kinh doanh, vừa là “thước đo” để đo xem việc đầu tư vào các kênh khác có thu được lãi thực hay không? Thống kê cho thấy tháng 1, 2 là những tháng có 2 Tết, Dương lịch và Âm lịch, nhu cầu tiêu dùng thường cao hơn các tháng khác trong năm, nên tốc độ tăng CPI thường cao hơn các tháng (năm 2017, tháng 1 tăng 0,46%, tháng 2 tăng 0,23%; năm 2018, tháng 1 tăng 0,51%, tháng 2 tăng 0,73%, tính chung 2 tháng tăng 1,24%, chiếm trên 41,6% tốc độ tăng của cả năm). Cho nên, kênh thứ nhất, đầu tư vào kinh doanh hàng hóa dịch vụ tiêu dùng vào 2 tháng này sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên, có 3 điểm cần lưu ý. Thứ nhất, CPI tháng 3 thường giảm, nên phải mua nhanh, bán nhanh. Thứ hai, phải chọn lựa các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng phù hợp với nhu cầu theo thời gian, địa điểm, đặc điểm của các đối tượng khác nhau. Cần chú ý, đối với nhiều đối tượng đã chuyển từ “ăn Tết” sang “chơi Tết”. Thứ ba, tìm kiếm nguồn vốn, địa điểm, tính chuyên nghiệp, duyên bán hàng…

Kênh thứ hai là gửi tiết kiệm. Nhìn chung đây là kênh an toàn, có lãi suất danh nghĩa, mà lãi suất danh nghĩa từ mấy năm nay đều cao hơn CPI, tức là có lãi suất thực, phù hợp với những người ít tiền chưa biết đầu tư vào đâu, tạm trú vào tiết kiệm…

Kênh thứ ba là đầu tư vào ngoại tệ, chủ yếu là USD. Năm 2018, USD lên giá so với nhiều đồng tiền khác. Tuy nhiên, tốc độ tăng đó vẫn thấp xa so với lãi suất tiết kiệm nếu chuyển thành VND để gửi tiết kiệm. Năm 2019 được dự đoán giá USD trên thế giới sẽ không còn tăng được như năm trước do kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, nhịp độ tăng lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ít hơn và chậm lại so với trước đây… Hơn nữa, với cách điều hành tỷ giá của NHNN từ vài năm nay đã chuyển từ phương thức được công bố hàng ngày, vừa hạn chế tình trạng “đón lõng” để đầu cơ, vừa có thể chủ động, linh hoạt theo tín hiệu của thị trường.

Địa ốc, chứng khoán chờ cơ hội, vàng thắng thế

Kênh thứ tư là đầu tư vào địa ốc. Sốt giá đất thường theo chu kỳ, mỗi chu kỳ cách nhau khoảng 6 – 7 năm. Trong nhiều cơn sốt, tốc độ tăng giá của địa ốc thường được tính bằng lần, chục lần; có đợt thấp cũng tính bằng chục phần trăm. Tuy nhiên, thời gian giữa 2 cơn sốt khá dài (thường kéo dài khoảng 5 năm), khi đó giá đất sẽ đứng, thậm chí còn bị giảm. Theo dự đoán, từ nay đến năm 2021 -2022 sẽ không có sốt đất trên diện rộng, chủ yếu do dân số tăng chậm lại, bất động sản đang ở trạng thái cung lớn hơn cầu…

Kênh thứ năm là đầu tư chứng khoán, đến cuối năm 2018, VN Index chỉ còn 892,5 điểm, giảm 9,32% so với cuối năm trước. Việc giảm điểm của VN-Index có thể không chỉ xảy ra vào cuối năm 2018 mà có thể còn kéo dài trong thời gian tới. Dự đoán này xuất phát từ tình hình của thế giới từ Trung Quốc đến Nhật Bản, Singapo, Mỹ,… đều bị giảm sâu hơn VN-Index. Năm 2019 dự đoán tiếp tục khó khăn cho nhà đầu tư chứng khoán, tuy nhiên cơ hội vẫn luôn hiện hữu trên thị trường, “thắng thua” lúc này tùy thuộc vào việc lựa chọn danh mục đầu tư.

Kênh thứ sáu là đầu tư vào vàng. Giá vàng sẽ cao trở lại và vàng có thể trở thành kênh hấp dẫn nhất trong năm 2019. Giá vàng thế giới tăng, từ dưới 1.200 USD/ounce đã tiến sát 1.300 USD/ounce chỉ sau mấy ngày bước sang năm mới, chủ yếu do giá USD đang có xu hướng giảm so với trước. Giá vàng thế giới đang được dự báo sẽ vượt qua mốc 1400, thậm chí còn vượt qua mốc 1500 USD/ounce. Giá vàng trong nước sẽ tăng với tốc độ tăng tương ứng theo giá vàng thế giới tính bằng USD. Ngoài ra còn có 2 yếu tố riêng ở trong nước. Đó là tỷ giá VND/USD sẽ tăng lên theo định hướng khoảng 2%/năm. Vì lẽ đó, giá vàng trong nước sẽ còn tăng, có thể sẽ vượt qua mốc 43 triệu đồng/lượng trong năm nay, có thể còn vượt qua mốc 53 triệu đồng/lượng.

Theo Đức Minh/Kinh tế & Đô thị

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ngành chế biến gỗ dự thu 17 tỷ USD, xuất siêu hơn 13 tỷ USD

DNTH: Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện tốt Kế hoạch phát triển rừng năm 2024; thông tin, khuyến cáo kịp thời cho các địa phương về mùa vụ trồng rừng và hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng...

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...

DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

XEM THÊM TIN