Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến: Vì sao doanh thu vạn tỷ nhưng vẫn nghèo?
15:20 | 08/04/2019
DNTH: “3 cuộc cách mạng công nghiệp trước Việt Nam không tham gia, đến cuộc cách mạng 4.0, nếu lỡ chuyến tàu lần này, tôi nghĩ chúng ta khó có cơ hội bắt kịp thế giới. Các cuộc cách mạng công nghiệp thay đổi quan trọng nhất là năng suất lao động, chìa khóa để Việt Nam thoát nghèo”, đó là chia sẻ của Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến trong Diễn đàn CEO năm 2019 với chủ đề "Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo: Bứt phá từ tư duy đến hành động".
Chia sẻ tại Diễn đàn CEO năm 2019 với chủ đề "Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo: Bứt phá từ tư duy đến hành động" do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức mới đây, ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ, FPT Software dù đi khắp nơi, có 15.000 - 16.000 người làm việc trên toàn cầu nhưng năng suất lao động chỉ bằng một nửa so với các công ty hàng đầu thế giới, điều đó lý do “vì sao Việt Nam vẫn nghèo”?
Doanh thu làm thuê gần vạn tỷ song vẫn nghèo
Theo ông Hoàng Nam Tiến, để có thể đuổi kịp khu vực, đối với doanh nghiệp năng suất lao động là vấn đề sống còn.
Chủ tịch FPT Software nhớ lại, cách đây 1 năm, Bộ trưởng Mạnh Hùng đặt câu hỏi, 20 năm FPT đi ra nước ngoài, vậy 10 năm tiếp theo FPT phải làm gì cho đất nước? "Sau đó, chúng tôi có những thay đổi rất lớn. Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã xác định chúng ta phải làm những gì thế giới chưa làm hoặc đang làm nhưng chưa thành công", Chủ tịch FPT Software nói và thông tin.
Chủ tịch Software Hoàng Nam Tiến tại Diễn đàn CEO năm 2019 - Ảnh: Quang Phúc
Cũng chính vì thế, thời gian qua, FPT đã tiếp xúc với hàng chục doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam để bắt tay chuyển đổi số. Riêng với FPT Software, doanh thu từ chuyển đổi số hiện nay chiếm khoảng 20% tổng doanh thu, tăng trưởng 80-100%/năm so với mức bình quân 30% của các lĩnh vực khác.
Vị doanh nhân ví FPT giống một con cá hồi, sinh ra ở sông suối, sau khi trưởng thành đi khắp năm châu bốn bể, khi sinh đẻ để quay về nơi đã sinh ra. FPT chính là con cá hồi đang trên hành trình đem những gì đã làm được trên thế giới mang về Việt Nam giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, cạnh tranh với thế giới.
Ông Hoàng Nam Tiến cho rằng, "3 cuộc cách mạng công nghiệp trước Việt Nam không tham gia, đến cuộc cách mạng 4.0 này nếu lỡ tàu thì chắc cũng không sao. Tuy nhiên, lỡ chuyến tàu lần này tôi nghĩ chúng ta khó có cơ hội bắt kịp thế giới. Các cuộc cách mạng công nghiệp thay đổi quan trọng nhất là năng suất lao động. Cách mạng 4.0, chuyển đổi số là yếu tố quyết định năng suất lao động. Hiện nay năng suất lao động của Việt Nam khoảng 4.000 USD/người/năm, đây là con số rất thấp so với khu vực. bằng 1/10 hay 1/15 các nước trong khu vực".
Tăng năng suất là chìa khóa thoát nghèo của Việt Nam. Tuy nhiên, ông Tiến thừa nhận, để tăng năng suất thì những cải tiến hàng ngày, nhân sự làm thêm giờ, chăm chỉ hơn không có tác động nhiều mà quan trọng là phải chuyển đổi số. Chuyển đổi từ những cái nhỏ nhất, ít tốn kém nhất nhưng hiệu quả nhanh, cái gì làm quá 6 tháng không có kết quả thì bỏ đi, đừng làm vội.
"Chúng tôi đang có đội ngũ 100-120 người có năng suất lao động gấp đôi mức trung bình của những công ty hàng đầu thế giới nhưng số lượng còn quá nhỏ. Tuy nhỏ, nhưng là những lao động nhanh nhất, tiếp xúc những sáng tạo nhất trên giới sẽ là đầu tàu kéo số đông", anh Tiến cho hay.
Phiên thảo luận Câu chuyện đổi mới, sáng tạo - từ thế giới đến Việt Nam - - Ảnh: Quang Phúc.
Thời gian qua, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam đã thành công và ghi dấu ấn tên tuổi của mình với bạn bè quốc tế, tiêu biểu như tập đoàn Viettel, tập đoàn FPT, Vingroup… Đó là những doanh nghiệp tiên phong trong công tác đổi mới, sáng tạo, đón bắt được cơ hội của Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Từ đó, tạo nên thành công bằng sự sáng tạo và khác biệt trong mỗi doanh nghiệp và nền kinh tế. Đó cũng chính là cách giúp Việt Nam thoát nghèo.
Còn nhớ tại diễn đàn CEO 2017, Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, lúc đó là Tổng giám đốc của Tập đoàn Viettel, đã chia sẻ về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với một thông điệp mạnh mẽ. Thông điệp đó là: Cơ hội đến vì chúng ta quá nghèo vì mình chưa có cái trước, mình làm ngay cái mới thì rất thuận lợi. Đó chính là cơ hội cho Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nêu quan điểm, muốn tận dụng đươc cơ hội nay, điều quan trọng nhất là thể chế phải tạo ra cho đổi mới sáng tạo nảy nở.
"Đầu tiên tôi nghĩ là phải gỡ thể chế, từ đó tạo động lực buộc doanh nghiệp phải đổi sáng tạo. Một khi doanh nghiệp tìm kiếm thành công bằng đường khác hơn là đổi mới sáng tạo thì chúng ta nói vẫn cứ là nói. Cần hành động nhiều hơn, nhanh hơn. Với Chính phủ là nhanh hơn, với doanh nghiệp họ luôn luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển. Chúng ta đã hơi chậm, phải phá bỏ một số lĩnh vực. Chính phủ, các cơ quan phải hành động nhanh hơn, nhanh hơn và nhanh hơn", ông Cung nói.
Đồng quan điêm, ông Vũ Tiến Lộc cũng cho rằng muốn có nền kinh tế thông minh, phải có hệ thống thể chế thông minh.
Kinh tế số sẽ góp 1,3% GDP
Ở góc độ nhà quản lý, ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cho rằng, đổi mới sáng tạo là yêu cầu tất yếu đối với mọi doanh nghiệp trong mọi thời kỳ. Từ thực tiễn kinh tế thế giới, thiếu sáng tạo doanh nghiệp sẽ lụi tàn. Như Nokia đầu tư rất nhiều, Chính phủ Phần Lan hỗ trợ tốt nhưng vẫn sụp đổ, Yahoo cũng đóng cửa. Khi thành công, ở trên đỉnh cao rồi vẫn phải sáng tạo.
Theo ông Duy, có nhiều cấp độ đổi mới sáng tạo, đầu tiên là đầu tư tiền bạc đổi mới dây chuyền sản xuất, làm sao để sản phẩm cạnh tranh được, tận dụng được nguồn nhân lực, tài nguyên nhưng nếu như vẫn không cạnh tranh được thì phải chuyển sang giai đoạn 2 hấp thụ công nghệ, tức là mua công nghệ về. Giai đoạn thứ 3 là khi không ai bán công nghệ cho nữa thì phải sáng tạo công nghệ. Dù doanh nghiệp nhỏ hay vừa, đầu tàu, sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp đều phải lựa chọn quy trình hợp lý.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy
Vị này cho biết, Việt Nam có 4 nhóm doanh nghiệp, 96-98% doanh nghiệp Việt là nhỏ và vừa không thể đầu tư vào giai đoạn sáng tạo công nghệ nên tập trung vào giai đoạn 1 và 2. Nhóm doanh nghiệp đầu đàn là Viettel, FPT có thể tập trung vào sáng tạo triển khai công nghệ. Nhóm startup, nhóm doanh nghiệp khoa học công nghệ có thể bước ngay vào công nghệ mới của thế giới, trong đó khuyến khích startup có ý tưởng mới, lợi thế phát triển ngay không bị bộ máy cồng kềnh.
"Kinh tế số là một phần của kinh tế. Theo nghiên cứu của chúng tôi, kịch bản tốt nhất, dự báo, 2045, chuyển đổi số sẽ giúp tăng GDP 1,3%. Nếu kịch bản thấp hơn là là xuất khẩu số hay tiêu thụ số thì kịch bản thì kinh tế số chỉ góp 0,4-0,5% vào GDP", ông Duy nói.
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang hỗ trợ chuyển giao công nghệ tại chỗ, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tàu sáng tạo công nghệ, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, trên công nghệ mới nhất. Doanh nghiệp khoa học công nghệ, công nghệ cao có chính sách ưu đãi thuế phí riêng...
Theo Dân Việt
Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?
Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.
Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?
Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...
Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.
Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.
Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?
Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...
Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn
Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...