Chủ tịch Hòa Phát kiên quyết chia cổ tức tiền mặt 5%, tập đoàn cần rất nhiều tiền đầu tư

16:06 | 24/05/2022

DNTH: Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG) cho rằng hoạt động kinh doanh năm 2022 của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và tới đây khi có kết quả kinh doanh quý 2 sẽ lộ ra “tình hình thê thảm thế nào”. Hòa Phát chỉ có thể chia cổ tức 5% bằng tiền vì rất cần vốn đầu tư.

Sáng 24/5, Đại hội cổ đông thường niên 2022 của Tập đoàn Hòa Phát đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu hợp nhất dự kiến 160.000 tỷ đồng, tăng gần 7% so với thực hiện năm ngoái. Nhưng năm nay, tập đoàn lại giảm mục tiêu lợi nhuận 13 - 28% so với năm 2021, chỉ vào khoảng 25.000 - 30.000 tỷ đồng. 

Ban lãnh đạo Hòa Phát cho biết doanh thu năm nay dự kiến tăng nhẹ so với năm trước nhờ sản lượng của Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, sản phẩm container và doanh thu từ mảng điện máy gia dụng. Tuy nhiên, năm 2022, giá nguyên, nhiên liệu có xu hướng tăng, giá bán biến động không tương xứng, cùng chi phí tài chính tăng do lãi suất, dẫn tới lợi nhuận sau thuế toàn tập đoàn sụt giảm mạnh. 

Theo kế hoạch, năm nay, Hòa Phát cho biết sẽ hoàn thành các giấy tờ pháp lý và đầu tư xây dựng một phần dự án Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất 2. Hiện tập đoàn này đã ký kết hợp đồng tín dụng với 8 ngân hàng lớn tại Việt Nam để vay 35.000 tỷ đồng triển khai dự án.

Đến cuối năm, Hòa Phát dự kiến hoàn thành và đưa vào chạy thử nhà máy sản xuất container. Đồng thời đặt mục tiêu tiêu thụ hết số lượng thép sản xuất ra, tiếp tục dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép - tôn mạ trong nước.

HPG
Chủ tịch Trần Đình Long cho hay, không thể chia cổ tức tiền 10% được, chia 5% đã rất căn cơ, đắn đo rồi.

Tại đại hội, cổ đông mong muốn ban lãnh đạo HPG chia cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt cao hơn, thay vì tỉ lệ 5% bằng tiền mặt và 30%bằng cổ phiếu như tờ trình (dự kiến thực hiện quý 2, 3/2022), bởi tập đoàn lãi khủng và có lợi nhuận lũy kế tới 50.000 tỷ đồng. 

Chủ tịch Trần Đình Long cho hay, không thể chia cổ tức tiền 10% được, chia 5% đã rất căn cơ, đắn đo rồi. “Ngày hôm qua tôi cũng đã hỏi đi hỏi lại các giám đốc tài chính các đơn vị nhưng không làm được”, ông Long nói. Năm 2022, ban lãnh đạo cũng dự kiến mức cổ tức 25%.

Dự kiến, HPG sẽ chi hơn 2.200 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền và phát hành thêm 1,34 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu, nhờ đó tăng vốn điều lệ lên hơn 58.148 tỷ đồng so với mức hiện tại 44.729 tỷ đồng.

Nguồn vốn tăng thêm này cùng mục tiêu lợi nhuận sau thuế 25.000 - 30.000 tỷ đồng sẽ giúp tập đoàn mở rộng đầu tư dự án nhà máy mới, các dự án bất động sản đang rất "khát" vốn.

Theo phân tích của ông Long, mỗi ngày doanh thu của Hoà Phát đạt trung bình 500 tỷ đồng, nghĩa là một năm có doanh thu khoảng 160.000 tỷ đồng, vào hàng lớn nhất Việt Nam.

Dù lợi nhuận cũng không nhỏ và Hoà Phát có khoảng 40.000 - 45.000 tỷ đồng tiền mặt để ở ngân hàng nhưng việc chia cổ tức tiền với mức 10% như cổ đông chờ trông là rất khó khăn. Với quy mô hoạt động hiện nay, Hoà Phát cần 20.000 tỷ đồng là “tiền lỏng” phục vụ cho hoạt động bình thường. Ngoài ra, quy mô của Dự án Dung Quất 2 vào khoảng 80.000 tỷ đồng nhưng HPG cũng chỉ vay ngân hàng được tầm 35.000 tỷ đồng, còn lại phải có lượng tiền sẵn sàng. 

Thêm vào đó, ông Trần Đình Long cho biết, ban lãnh đạo công ty xác định năm nay hoạt động của ngành thép sẽ gặp nhiều khó khăn, xây dựng kế hoạch kinh doanh thận trọng. Dù kết quả kinh doanh quý 1 khá tốt, nhưng lúc này ngành thép đang không thuận lợi do giá nguyên vật liệu tăng cao vì xung đột Nga - Ukraine, Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách "Zero Covid" khiến cho nhu cầu thép giảm tại đây là thị trường xuất khẩu chính của Hòa Phát sụt giảm mạnh, 

"Đợi hai tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý 2, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào”, ông Trần Đình Long nói, song vẫn trấn an cổ đông về triển vọng kinh doanh khả quan, tốt nhất ngành thép của HPG.

Về việc triển khai dự án mới, ông Long cho biết, hiện tập đoàn đang triển khai dự án Dung Quất 2 và đồng thời nghiên cứu về Hòa Phát 3 với công suất 6,5 triệu tấn. Như vậy, tổng công suất của Hòa Phát sẽ nâng lên 21 triệu tấn, ngang với nhu cầu tiêu thụ thép hiện tại của Việt Nam.

Chia sẻ về kế hoạch phát triển mảng bất động sản, Chủ tịch Hòa Phát cho biết, mục tiêu của tập đoàn là vào top 3 công ty bất động sản nên công ty cũng phải săn mua quỹ mua đất, mua dự án để đầu tư. Thời gian qua, do phát hành trái phiếu dễ dàng nên doanh nghiệp bất động sản nhiều tiền, mua nhiều dự án dẫn tới giá cao. Hòa Phát có sẵn tiền, uy tín, kinh nghiệm nên đia đấu thầu ở các địa phương phát triển dự án trển vọng. Hiện Hòa Phát chưa mua dự án nào.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm mạnh, cổ phiếu HPG cũng lao dốc, hiện giao dịch quanh 35.000 đồng/cp, cổ đông mong muốn lãnh đạo HPG mua đỡ giá cổ phiếu. Về vấn đề nay, ông Trần Đình Long cho hay, ông và gia đình sẽ không bán lượng cổ phiếu hiện tại vì không có nhu cầu. Vì nguồn lực có hạn, nên nếu muốn mua thêm thì xin ý kiến cổ đông cho phép bán.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN