Chúng tôi thiếu cơ chế chứ không phải thiếu tiền

20:19 | 22/11/2020

DNTH: Có tiền mà không chi được, không tiêu được, vì vướng cơ chế. Sân bay xuống cấp nhưng để cải tạo sân bay, chi ngân sách rất khó khăn. Chúng tôi thiếu cơ chế chứ không phải thiếu tiền.

Sân bay quá tải, máy bay nối đuôi nhau chờ cất cánh.

Ông Đỗ Xuân Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics chia sẻ điều này khi trao đổi tại Hội thảo thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với các cơ quan tổ chức diễn ra tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sáng 22/11.

Theo ông Quang, hiện nay, kết cấu hạ tầng giao thông tắc nghẽn không những ở mặt đất mà cả trên trời. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề này còn rất hạn chế.

Ông Quang dẫn chứng, trong các hạ tầng sân bay, sân bay Tân Sơn Nhất là trọng điểm nhưng đã quá tải cả về hành khách và vận tải hàng hóa. Hạ tầng vận chuyển hàng hóa cũng rất thiếu.

Dự kiến sân bay Long Thành được xây dựng nhưng nếu chúng ra có 1,2 triệu tấn hàng hóa lưu thông thì trong tương lai cũng sẽ quá tải, sân bay Nội Bài hiện tay có 900.000 tấn mà có 3 đường ray hàng hóa.

Chuyên gia nói là thiếu tiền, nhưng quan điểm của ngành hàng không thì không thiếu tiền. Nhưng vấn đề là có tiền mà không chi được, không tiêu được, vì vướng cơ chế. Ví như, sân bay xuống cấp nhưng để cải tạo sân bay, chi ngân sách rất khó khăn. "Chúng tôi thiếu cơ chế chứ không phải thiếu tiền" – Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics nêu quan điểm.

Cũng theo ông Quang, việc tư nhân hóa sân bay cũng đã nêu cách đây 5, 7 năm. Nhưng cơ chế cho việc này còn chưa rõ. Trong khi đó, doanh nghiệp hàng không đang phát triển mạnh và nhu cầu rất lớn. Ví dụ chỉ riêng sân đỗ sân bay cũng chưa đủ, chưa tương xứng với sự phát triển của hàng không. Sự tắc nghẽn mặt đất và trên không gây hệ lụy lớn cho nền kinh tế.

Theo ông Quang, về vị trí, Việt Nam có 2 sân bay tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là trung tâm chuyển tải của Đông Nam Á.

“Tôi cứ băn khoăn mãi tại sao Tân Sơn Nhất và Nội Bài vẫn chưa thực sự khẳng định vai trò trung tâm chuyển tải của khu vực. Chúng ta lấy ví dụ Singapore, hiện người ta có đường bay từ số 1-6, phi trường cũng tốt nhất hiện nay. Còn chúng ta có sân bay Tân Sơn Nhất mãi chưa hoàn thiện” – ông Quang bày tỏ và khẳng định: Xin nhắc lại là không thiếu tiền mà là thiếu cơ chế.

Trao đổi về vấn đề này, người điều phối chương trình cho rằng: Theo tôi, không có hạn chế hay sự kìm hãm nào, Nhà nước luôn khuyến khích tư nhân đầu tư vào hạ tầng các sân bay. Chúng ta đã có nhiều sân bay rất đẹp được đầu tư bởi tư nhân. Nhà nước luôn khuyến khích các nguồn lực và khi nhà đầu tư tham gia đầu tư thì phải tính đến việc thu hổi vốn./.

Theo chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN