Chuyên gia Nhật sẽ tắm trên sông Tô Lịch

09:31 | 06/08/2019

DNTH: Để chứng minh kết quả làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor, chuyên gia Nhật sẽ tắm trên đoạn sông thử nghiệm.

Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) và tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản chiều qua đã cho công nhân lắp đặt các thiết bị trong khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch.

Khu vực trình diễn gồm toàn bộ quá trình xử lý yếm khí, hiếu khí, xử lý nước thải sông Tô Lịch thành nước đạt chuẩn quy chuẩn Việt Nam.

Đầu tiên là bể mô phỏng quá trình lắng đọng bùn, sau đó đến bể yếm khí sẽ đặt tấm vật liệu Bioreactor (đá núi lửa Nhật Bản) kích hoạt vi sinh vật.

Tiếp theo là bể hiếu khí đặt máy sục nano nhỏ kích hoạt vi sinh vật hiếu khí sau khi bùn hữu cơ phân hủy, sẽ còn lại bùn vô cơ. Bể cuối cùng là bể nước đạt quy chuẩn Việt Nam (QCVN) dùng tắm rửa sinh hoạt được.

Chuyên gia Nhật sẽ tắm trên sông Tô Lịch - Ảnh 2.

Khu vực trình diễn thí điểm lần 2 công nghệ Nhật Bản trên sông Tô Lịch

Nước sông Tô Lịch tắm được sau 1 ngày xử lý

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE cho biết: "Nếu thử nghiệm thành công, chúng tôi sẽ cho 14 đội thi công đứng dọc 14km sông Tô Lịch, trong 1 ngày sẽ lắp đặt xong toàn bộ hệ thống.

Để đánh giá chất lượng nước sau thử nghiệm, sắp tới đây chuyên gia Nhật Bản sẽ trực tiếp tắm dưới sông Tô Lịch trong bể nước đạt QCVN".

Về nguyên lý, chuyên gia Nhật Bản cho biết đây là một trong những tiêu chí đánh giá độ thành công của công nghệ. Khi nước thải ở bên ngoài chảy vào thì sau 1 ngày sẽ thành nước sạch.

Chuyên gia Nhật sẽ tắm trên sông Tô Lịch - Ảnh 3.

Tiến sĩ Kubo Jun

Mưa lớn và nước hồ Tây liên tục xả vào khiến nhiều người lo ngại ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

TS Kubo Jun, cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết, công nghệ đang thí điểm được đặt chìm dưới nước, không ảnh hưởng đến cảnh quan, sự lưu thông trên mặt sông.

Chuyên gia Nhật sẽ tắm trên sông Tô Lịch - Ảnh 4.

Các máy sục nano nhỏ kích hoạt vi sinh vật được đặt xuống sông

Việc đặt chìm này cũng nhằm mục đích xử lý tận gốc chất ô nhiễm, bùn hữu cơ ở tầng đáy, chất ô nhiễm lơ lửng trong nước. Do đó, việc nước sông dâng cao không ảnh hưởng đến sự hoạt động của máy.

Yếu tố tâm linh

Ông Tuấn Anh cho biết lý chọn sông Tô Lịch để thử nghiệm công nghệ dựa vào 2 yếu tố là tâm linh và kỹ thuật.

Sông Tô Lịch hiện nay giống như mương nước thải nhưng ngày xưa đây là một con sông rất đẹp.

Chưa có con sông nào sáng chảy xuôi nhưng chiều có thể chảy ngược như Tô Lịch, nó thể hiện yếu tố tâm linh. Đây là con sông gắn bó với người Hà Nội từ hàng nghìn năm nay. Hiện, sông Tô Lịch ô nhiễm làm cho cả bầu không khí Thủ đô ảnh hưởng, đây là điều day dứt với ông và các chuyên gia.

Chuyên gia Nhật sẽ tắm trên sông Tô Lịch - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Tuấn Anh

Thứ 2, Tô Lịch là con sông kết nối với sông Nhuệ, sông Tích, sông Đáy. Nếu giải quyết được vấn đề ô nhiễm của Tô Lịch thì sẽ giải quyết được một phần vấn đề của những con sông trên.

Đây là công nghệ có thể xử lý nhanh nhất, tiết kiệm nhất vì lợi dụng được dòng chảy tự nhiên cuốn các bọt khí nano và vi sinh vật có lợi để xử lý tiếp.

Dự kiến đến ngày 17/9, JVE sẽ lấy mẫu nước sông Tô Lịch đánh giá toàn bộ dự án thí điểm để báo cáo lên Thủ tướng, Bộ TN&MT và TP Hà Nội.

Chuyên gia Nhật sẽ tắm trên sông Tô Lịch - Ảnh 6.

Khu vực sông Tô Lịch thử nghiệm, nước hồ Tây vẫn đang chảy vào. Lần này, chuyên gia Nhật khẳng định công nghệ không bị ảnh hưởng

Chuyên gia Nhật sẽ tắm trên sông Tô Lịch - Ảnh 7.

Chuyên gia Nhật sẽ tắm trên sông Tô Lịch - Ảnh 8.

Chuyên gia Nhật sẽ tắm trên sông Tô Lịch - Ảnh 9.

Chuyên gia Nhật sẽ tắm trên sông Tô Lịch - Ảnh 10.

Chuyên gia Nhật sẽ tắm trên sông Tô Lịch - Ảnh 11.

6 tiêu chí để đánh giá mức độ thành công của công nghệ Nano-Bioreactor khi áp dụng tại sông Tô Lịch do các chuyên gia Nhật Bản đưa ra:

- Xử lý triệt để mùi hôi thối từ gốc (cấp độ phân tử), khu vực lắp đặt thí điểm công nghệ Nano phải đảm bảo không còn mùi hôi, thối.

- Phân hủy một phần bùn hữu cơ tồn đọng lâu năm dưới lòng sông tại khu vực thí điểm thành CO2, H2O. Chất lượng trầm tích (bùn) sau khi xử lý dần đạt QCVN 43:2017/BTNMT.

- Xử lý lượng nước thải hàng ngày chảy vào sông và xử lý tận gốc được cả nước đang bị ô nhiễm ở bên trong khu vực thí điểm mà không cần thu gom, tách nước thải.

- Bảo tồn hệ sinh thái, cá, thủy sinh phát triển tốt. Số lượng vi khuẩn, vi sinh vật có hại giảm, vi sinh vật có lợi tăng.

- Nước tại vị trí điểm lấy mẫu trong khu vực thí điểm sau khi xử lý dần đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

- Hệ thống xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm thứ cấp (không dồn chất ô nhiễm xuống hạ lưu, không nạo vét bùn mang đi nơi khác gây ô nhiễm tại khu vực đổ thải).

 

 

Theo Thành Nam - Video: Đình Hiếu/Vietnamnet

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao

Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.

Dồn lực giải tỏa công suất năng lượng tái tạo

Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực hỗ...

Vĩnh Phúc lên tiếng về căn cứ triển khai dự án ven hồ Đại Lải

Sau kết luận của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm của các dự án ven hồ Đại Lải, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc mới đây cung cấp nhiều văn bản liên quan.

Ô nhiễm ánh sáng hiểm họa khôn lường

So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn. Ô nhiễm ánh sáng ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt,...

Thủ tướng chủ trì họp về các giải pháp cấp bách phòng chống thiên tai

Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện cũng như xử lý một số kiến nghị, không để tình...

XEM THÊM TIN