Chuyện về nước của những nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia
07:29 | 16/09/2019
DNTH: Sau gần 20 năm chờ đợi, vòng nguyệt quế cuối cùng cũng được “chàng leo núi” Trần Thế Trung đưa về xứ Nghệ.
Ngoài niềm xúc động xen lẫn tự hào của người dân quê hương Trung, chắc chắn phần chia sẻ của chàng trai xứ Nghệ này cũng đã lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả truyền hình. Em nói về hành trình của mình với đỉnh Olympia, về người chị ruột đã truyền cảm hứng cho Trung bước từng bước lên đỉnh cao chiến thắng của một cuộc thi dành cho trí tuệ.
Chị của Trung đã không còn nữa sau một tai nạn giao thông. Chị không thể cùng Trung rước vòng nguyệt quế về quê hương xứ Nghệ nhưng câu chuyện của cậu đã lan tỏa rất nhiều điều, trong đó có việc đau thương không phải là từ bỏ, đau thương là nuôi dưỡng thêm sự quyết tâm và hoàn thành nó như một nén tâm hương dành cho người đã khuất.
Sau những xúc cảm đầy nước mắt, người ta bắt đầu nghĩ sâu xa hơn về chặng đường tiếp theo của những người vô địch. Và rồi, một chặng đường phần đông là đúng được chỉ ra với công thức: “Vô địch Đường lên đỉnh Olympia → Đi du học → Ở lại phục vụ nước bạn”.
Công thức này được cụ thể hóa bằng con số: Chỉ có 3/18 người vô địch Olympia về nước.
Rất nhiều ý kiến đã bày tỏ sự xót xa khi Tổ quốc và đất mẹ không còn là nơi để người vô địch trở về phục vụ quê hương. Việc ở lại nước bạn hay trở về nước thực ra không phải là tiêu chí hàng đầu để đánh giá lòng yêu nước của mỗi cá nhân. Thực tế đã có nhân tài người Việt tuy không vô địch Olympia nhưng đã được quốc tế ghi nhận về nước phục vụ.
Tuy nhiên, sau một thời gian cống hiến, họ không thể dung hòa được cá tính cá nhân với môi trường làm việc ở Việt Nam hoặc cơ chế đãi ngộ không đủ làm chiếc neo giữ họ ở lại. Bên cạnh đó, dù được đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất và nguồn lực phát triển, tuy nhiên sự thiếu thốn các phương tiện phục vụ cho việc nghiên cứu cũng là một trong những vấn đề khiến cho nhiều người tài nước Việt đành ra đi mà không trở về.
Ở góc nhìn ngược lại, cộng đồng những kiều bào Việt Nam ở nước ngoài trên thực tế cũng là một nguồn lực phát triển rất quan trọng của quốc gia. Trong thế giới phẳng cùng với tốc độ phát triển của công nghệ, không phải chỉ ngồi ở đâu mới giúp ích cho chỗ đó đi lên.
Vì vậy, vấn đề lớn nhất của những nhà vô địch Olympia là tình yêu Tổ quốc. Chỉ cần tình yêu đó chảy trong huyết quản của họ thì dù ở bất cứ đâu họ cũng sẽ giúp được đất nước. Tất nhiên việc xây dựng môi trường, cơ chế phù hợp hơn để thu hút người tài quay về cống hiến là điều rất cấp bách.
Theo VIẾT THỊNH
PLO
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Đường lên đỉnh Olympia /
- nhà vô địch /
- Chuyện về nước /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?
Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.
Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?
Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...
Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.
Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.
Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?
Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...
Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn
Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...