Cổ phiếu ngành thép đua nhau tăng giá

21:41 | 19/02/2019

DNTH: Bị các công ty chứng khoán hạ khuyến nghị đầu tư song giá những cổ phiếu "nóng" như Hoa Sen, Nam Kim, Hòa Phát vẫn đi lên.

Ngược chiều với những dự báo có phần thận trọng từ đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng nhanh liên tục kể từ sau Tết Nguyên đán. VN-Index từ ngưỡng trên 900 điểm đã vượt qua nhiều mốc kháng cự và đạt hơn 960 điểm tính tới phiên giao dịch gần nhất. Đóng góp một phần vào kết quả này đến từ sự phục hồi của nhóm cổ phiếu ngành thép.

Dây chuyền cán thép tại Khu liên hợp thép Hòa Phát. Ảnh: Hòa Phát

Bên trong một dây chuyền cán thép tại Khu liên hợp thép. Ảnh: Hòa Phát

Giá cổ phiếu HSG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đến phiên giao dịch gần nhất đạt 7.700 đồng, tăng hơn 18% so với đầu năm 2019 và tăng hơn 15% so với phiên giao dịch trước Tết Nguyên đán.

Cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim cũng tăng hơn gần 23% trong 7 phiên giao dịch sau Tết, trong khi cổ phiếu HPG của Hòa Phát cũng có diễn biến tương tự khi tăng từ 27.300 đồng đầu tháng 2 lên hơn 32.000 đồng.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta cho rằng, diễn biến gần đây của nhóm cổ phiếu thép đến từ kỳ vọng của nhà đầu tư vào sự phục hồi trong ngắn hạn khi có thông tin tích cực về trạng thái cung - cầu. Việc siết chặt hoạt động sản xuất thép của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến tổng cung trên thị trường, cùng với các biện pháp bảo hộ từ những thị trường lớn như Mỹ đã tác động theo chiều tích cực đến giá thép thế giới.

Bên cạnh đó, giai đoạn đầu năm, tại những thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM cũng trùng với thời điểm triển khai của các dự án xây dựng, tác động đến nhu cầu tiêu thụ thép trên thị trường.

Tuy nhiên, đánh giá về mức độ bền vững của xu hướng tăng, ông Minh cho rằng sự phục hồi của nhóm cổ phiếu ngành thép có thể chỉ mang tính chất ngắn hạn khi những yếu tố căn bản ảnh hưởng đến việc dư thừa nguồn cung vẫn chưa được giải quyết triệt để. "Sự đi lên của thị trường bất động sản là yếu tố quyết định để giải bài toán cung - cầu, nhưng điều này chưa thực sự bền vững. Đặc biệt khi nhiều dự án lớn tại TP HCM đang trong tình trạng bị đình trệ", ông Minh đánh giá.

Đi vào chi tiết, diễn biến của bộ ba HSG-NKG-HPG cũng không thực sự tương đồng. Theo đánh giá của một chuyên viên phân tích, diễn biến của cổ phiếu HPG được sự hỗ trợ lớn từ dòng tiền của khối ngoại. Tuy nhiên HSG và NKG lại đến từ dòng tiền đầu cơ nội là chính.

"Đà tăng nhanh nhưng chưa chắc đã bền vững. Dòng tiền đầu cơ thường vào rất mạnh nhưng sẽ rút ra rất nhanh nếu diễn biến thị trường chung không còn tích cực", chuyên gia này đánh giá.

Diễn biến cổ phiếu HSG và NKG trong 1 tháng gần đây. Ảnh: VNDirect

Diễn biến cổ phiếu HSG và NKG trong 1 tháng gần đây. Ảnh: VNDirect

Trong báo cáo phân tích đầu tháng 2 - ngay trước thời điểm "bùng nổ" của nhóm cổ phiếu ngành thép, Công ty chứng khoán TP HCM (HSC) đều duy trì đánh giá kém khả quan với bộ đôi HSG và NKG do những thông tin không tích cực từ hoạt động kinh doanh.

Thép Nam Kim được HSC đánh giá đã có một năm 2018 đầy khó khăn do công ty vướng vào việc trữ hàng tồn kho số lượng lớn, trong khi giá nguyên liệu biến động thất thường. Mua nguyên liệu ở mức giá cao trước khi thị trường sụt giảm khiến doanh thu và lợi nhuận của NKG diễn biến trái chiều. Trong khi doanh thu bán hàng của công ty thép này tăng 17,4% trong năm 2018, lợi nhuận sau thuế giảm gần 92%.

Với HSG, tình hình cũng không mấy khả quan khi kết quả kinh doanh trong quý đầu tiên của năm tài chính 2019 cũng đi theo diễn biến ngược chiều. Cũng với nguyên nhân tích trữ nguyên liệu giá cao tương tự Thép Nam Kim, doanh thu của Hoa Sen trong quý đầu tiên tăng 4,3% nhưng lợi nhuận giảm gần 82% cùng kỳ.

Mặc dù cả hai công ty này đều có những động thái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh bằng việc chuyển nhượng các dự án bất động sản hay thanh lý máy móc, HSC cho rằng chỉ có những tác động ngắn hạn và xếp triển vọng kinh doanh của cả HSG và NKG ở mức kém khả quan.

Trong báo cáo cuối tháng 1, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng xếp cổ phiếu HSG ở mức kém khả quan do kết quả kinh doanh lõi không tích cực, dù công ty ghi nhận lãi bất thường từ thanh lý tài sản.

Theo VCSC, biên lợi nhuận gộp giảm và chi phí lãi vay cao tiếp tục là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp này. "Hoa Sen đã tránh được thêm một quý ghi nhận lỗ nhờ lãi bất thường từ thanh lý tài sản. Trong bối cảnh biên lợi nhuận thấp hơn kế hoạch và tình hình khó khăn của ngành tôn mạ, chúng tôi có khả năng điều chỉnh giảm dự báo 2019 cho HSG", VCSC bình luận.

Riêng với cổ phiếu HPG, diễn biến có phần khác biệt khi dòng tiền của khối ngoại là một trong những động lực chính. Liên tục kể từ đầu tháng 2, mỗi ngày nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hàng triệu cổ phiếu HPG qua sàn chứng khoán, đẩy giá cổ phiếu này tăng gần 12% trong chưa tới 10 phiên giao dịch.

Theo Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta, điều này xuất phát từ việc cổ phiếu HPG đã giảm xuống mức tương đối hấp dẫn sau chuỗi phiên bị bán mạnh cuối năm 2018, đầu năm 2019. "Là một trong những cổ phiếu trong nhóm bluechip và có ảnh hưởng đến biến động của chỉ số, HPG là một lựa chọn với những quỹ ngoại tại thị trường Việt Nam", ông Minh nói và cho rằng những quỹ đã bán mạnh cổ phiếu HPG trong những tháng cuối năm trước đang là người mua để cân bằng lại danh mục đầu tư.

 

 

 

Theo Minh Sơn

VNE

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN