Công nghiệp phục hồi nhanh sau bão,

07:46 | 08/10/2024

DNTH: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương cho biết: Sau bão số 3, ngành công nghiệp phục hồi nhanh, trong khi lĩnh vực nông nghiệp và du lịch đã bị tác động mạnh, cần phải có thời gian hồi phục.

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trả lời về khắc phục hậu quả bão số 3 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ảnh VGP

“Khảo sát Hải Phòng và Quảng Ninh, tại các khu công nghiệp (KCN) bị ảnh hưởng bởi bão lũ, các doanh nghiệp đã quay trở lại sản xuất nhanh, chỉ sau khoảng hơn 1 tuần đã phục hồi. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt ngành nuôi trồng, chăn nuôi… cần phải có thời gian dài ngày. Ngành du lịch để phục hồi cũng phải mất nhiều thời gian. Trong báo cáo với Chính phủ, Bộ KH&ĐT đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm hơn đối với 2 ngành nông nghiệp và du lịch, nhất là tại các khu vực bị thiệt hại”, ông Trần Quốc Phương cho biết.

Thống kê đến nay, ngành Ngân hàng đã hỗ trợ cho vay vốn khoảng 84.500 lượt đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão, với tổng số tiền khoảng 5.000 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo xuất cấp 432,6 tấn gạo để cứu đói, cũng như chi ngay từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để hỗ trợ các địa phương triển khai ngay hỗ trợ cho bà con.

“Thiệt hại do bão và hoàn lưu bão số 3 theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, GDP năm 2024 ước giảm 0,15 điểm %, nhưng quý III/2024 vẫn bảo đảm tăng trưởng 7,4% và 9 tháng năm nay đạt 6,82%”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương nêu rõ. 

Theo kịch bản xây dựng trên cơ sở kết quả tăng trưởng quý III và 9 tháng năm nay, Bộ KH&ĐT báo với Thủ tướng Chính phủ giữ mục tiêu phấn đấu 7% cả năm 2024, thậm chí nếu có điều kiện tốt hơn có thể cao hơn 7%. Về giải pháp, Bộ tham mưu Chính phủ thúc đẩy sự chia sẻ, nỗ lực từ các địa phương không bị ảnh hưởng nặng, các địa phương có tiềm năng tăng trưởng để bù đắp lại cho những địa phương bị thiệt hại nặng hơn.

Bộ KH&ĐT đã đề xuất 2 địa bàn trọng điểm là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, là đầu tàu cả nước phấn đấu cao hơn, điều này sẽ tác động tốt đến tăng trưởng kinh tế cả nước cuối năm, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 7%. Bộ đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thành nghị quyết thường kỳ để sớm triển khai các giải pháp liên quan đến tăng trưởng kinh tế.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN