COVID-19 gây thiệt hại nặng nề nhất lịch sử du lịch Việt Nam

09:52 | 17/05/2020

DNTH: Do tác động của dịch COVID-19, du lịch Việt Nam bị thiệt hại nặng nề nhất trong các ngành. Trong tháng 3 và tháng 4, gần như toàn bộ các doanh nghiệp du lịch ngừng hoạt động, hàng trăm ngàn lao động nghỉ việc…

Thông tin trên được ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam nhấn mạnh tại lễ phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc diễn ra sáng nay (16/5) tại Cần Thơ.  

Ông Bình cho biết, đại dịch COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề với thế giới và Việt Nam, riêng ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề nhất trong các ngành. Trong tháng 3 và tháng 4, gần như toàn bộ các doanh nghiệp du lịch Việt Nam ngừng hoạt động, hàng trăm ngàn lao động đã ngừng nghỉ toàn bộ hoặc từng phần công việc. "Trong lịch sử của ngành du lịch chưa từng có cuộc khủng hoảng nào nặng nề như vậy." - ông Bình nói.

COVID-19 gây thiệt hại nặng nề nhất lịch sử du lịch Việt Nam - Ảnh 1.

Chương trình kích cầu du lịch lần này diễn ra trên phạm vi cả nước, trước mắt hồi phục du lịch nội địa, từng bước đưa du lịch Việt Nam trở lại nhịp độ tăng trưởng như 4 năm qua. Trong ảnh: Du khách tham quan chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ). Ảnh: Cảnh Kỳ

Theo ông Bình, thời điểm ngày 21/2, khi dịch COVID-19 có dấu hiệu suy giảm, ngành du lịch Việt Nam đã lập tức triển khai ngay kích cầu du lịch đợt 1, hàng trăm tour kích cầu du lịch đến các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên và Bình Định đã được bán hết trong vài ngày, 130 công ty lữ hành đã "hành quân lên đường" để phá vỡ không khí căng thẳng của dịch bệnh.

Tuy nhiên, khi đợt kích cầu kể trên khởi động được 1 tuần, thì dịch bệnh chuyển sang giai đoạn 2. Hệ quả là chương trình kích cầu đã phải tạm dừng.

Hiện nay, Việt Nam đã cơ bản khống chế được dịch COVID-19. Chính phủ quyết định chuyển sang giai đoạn mới, vừa phòng chống dịch vừa khôi phục hoạt động kinh tế. Ngành du lịch cũng chuyển động trở lại.

Theo đại diện HHDL Việt Nam, chương trình kích cầu du lịch lần này có cục diện mới là diễn ra trên phạm vi cả nước, "cả nước cùng vào cuộc, tất cả các địa phương cùng phát động". Mục tiêu cơ bản là khôi phục nhanh nhất hoạt động của du lịch nội địa trên toàn quốc, chuẩn bị sẵn sàng để khôi phục du lịch quốc tế khi Chính phủ cho phép.

“Hôm qua trong cuộc họp Chính phủ, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho ngành du lịch chuẩn bị sẵn sàng để triển khai du lịch quốc tế. Hôm nay chúng ta phát động là rất kịp thời để nhanh chóng khôi phục nội địa để chuẩn bị sẵn sàng đón luồng khách quốc tế đến Việt Nam.” – ông Bình cho hay.

COVID-19 gây thiệt hại nặng nề nhất lịch sử du lịch Việt Nam - Ảnh 2.

Đại biểu thực hiện nghi thức nhấn nút phát động. Ảnh: Cảnh Kỳ

Nguyên tắc cơ bản của chương trình kích cầu là đảm bảo an toàn cho du khách, giảm giá các dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả những người có điều kiện đi du lịch, giảm giá nhưng không giảm chất lượng dịch vụ; giữ giá nhưng vẫn tăng thêm dịch vụ bổ sung để đảm bảo hấp dẫn cho du khách…

Chương trình có hai giai đoạn, trong đó, từ nay đến 15/7 là khôi phục du lịch nội địa trên phạm vi cả nước, còn từ 15/7 đến hết năm 2020 là toàn bộ hoạt động du lịch phải được hồi phục.

Tại lễ phát động, đại diện HHDL Việt Nam kêu gọi các lãnh đạo địa phương sớm vào cuộc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động du lịch trên địa phương mình, khẳng định địa phương mình đã an toàn và công bố những chương trình, những giải pháp để đảm an toàn nhất cho du khách, tăng cường những sản phẩm mới và độc đáo, đưa ra những sản phẩm mới và làm mới những sản phẩm cũ, có các dịch vụ có giá thấp nhất có thể, chung tay cùng với các ngành nghề khác để chia sẻ chi phí…

Theo đại diện Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), ngay khi dịch bệnh được ngăn chặn hiệu quả, Vietnam Airlines đã khẩn trương khôi phục nhiều đường bay nội địa, và hiện đang khai thác trên 200 chuyến bay mỗi ngày. Hãng đang tiến tới khôi phục toàn bộ đường bay nội địa là gần 50 đường trong thời gian ngắn sắp tới, riêng trong tháng 5 sẽ mở thêm 5 đường bay nội địa để chuẩn bị trước thềm cao điểm du lịch hè.

Vietnam Airlines cũng hưởng ứng các chương trình, phối hợp với các công ty, tổ chức du lịch, lữ hành để triển khai liên tiếp các chương trình phát động bán, kích cầu du lịch nội địa trên toàn quốc như vé đồng giá, vé trọn gói... Trong đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những điểm đến an toàn, hấp dẫn nhất hiện nay.

Theo Tiền phong

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN