Cửa hàng, quán xá Hà Nội 'cầm cự' mùa dịch

11:24 | 10/03/2020

DNTH: Sau khi có 4 ca nhiễm Covid -19 và một số khu phố bị cách ly, nhiều người được giám sát y tế, cuộc sống của người dân Hà Nội chịu nhiều tác động. Hàng quán kinh doanh phải tạm đóng cửa hoặc mở chỉ để “cầm cự”. Tuy nhiên, trong cái khó, người Hà Nội vẫn lạc quan...

Ðóng cửa, sang nhượng cửa hàng

Chỉ trong vài ngày cuối tuần với thông tin về bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid 19, thị trường kinh doanh Hà Nội đã lập tức có phản ứng. Ngày 9/3, đường phố Hà Nội không chỉ vắng vẻ, tại khu phố cổ, theo ghi nhận của phóng viên, khá nhiều cửa hàng  đã được treo những tấm biển “đóng cửa hàng”, hay “cho thuê mặt bằng”.

Tại các phố Nguyễn Trãi, Tây Sơn, Chùa Bộc, Hoàng Cầu,... nơi vốn tập trung khá nhiều cửa hàng kinh doanh, chúng tôi cảm nhận được rõ sự đìu hiu. Một chủ cửa hàng cho biết: Từ sau Tết tới nay, không ít cửa hàng phải đóng cửa hay sang nhượng lại mặt bằng do lượng khách giảm sút, kinh doanh ế ẩm.

Một tòa nhà 4 tầng trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) treo biển cho thuê lâu dài cả căn. Giá mặt bằng cho thuê tại đây không hề rẻ, dao động 30 - 50 triệu đồng/ tháng. Một quán ăn khác trên phố Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) khoá trái cửa. Ô Chợ Dừa là phố tập trung khá nhiều các quán ăn, trà sữa,... lại có vị trí thuận lợi nên giá cho thuê cửa hàng là rất cao, dao động 30-80 triệu đồng/ tháng, tùy diện tích.

Chị Nguyễn Minh Hằng, chủ một cửa hàng quần áo thời trang trên phố Quán Thánh vừa tạm ngừng hoạt động chia sẻ: “Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, việc buôn bán, kinh doanh của cửa hàng ế ẩm, do dịch Covid-19 . Tôi mới đóng 6 tháng tiền thuê cửa hàng ngay trước Tết, tiền thuê trả rồi thì lấy lại làm sao được. Tôi cũng không thương lượng được với chủ nhà hỗ trợ trong đợt dịch Covid-19 này, nên chúng tôi tính đến việc đóng cửa, sang nhượng cửa hàng để cắt lỗ”.

Còn anh Nguyễn Khang, chủ quán trà chanh trên phố Cầu Giấy ngậm ngùi đóng cửa hàng vì không có khách khi dịch bùng phát. “Chỉ một đoạn phố chưa đầy 500m có đến 5 cửa hàng trà chanh phải đóng cửa, sang nhượng”, anh Khang nói.

Cửa hàng, quán xá Hà Nội 'cầm cự' mùa dịch

Giảm giá thuê để hỗ trợ khách

Mặt bằng, cửa hàng cho thuê tại Hà Nội sớm lâm cảnh “chợ chiều”. Một toà nhà 4 tầng trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) được treo biển cho thuê cả căn lâu dài. Giá mặt bằng cho thuê tại đây không hề rẻ, từ 30 đến 50 triệu đồng/ tháng. Một cửa hàng trên phố Chùa Bộc dán thông báo cho thuê lại mặt bằng cửa hàng 2 tầng.

Cùng thời điểm, Công ty CP Vincom Retail công bố dành 300 tỷ đồng hỗ trợ cho các đối tác thuê mặt bằng trung tâm thương mại trên toàn hệ thống. Chương trình hỗ trợ được áp dụng cho đối tác ở tất cả các ngành hàng đang kinh doanh tại 79 trung tâm thương mại trên toàn quốc, có hợp đồng thuê giá cố định đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tổng mức gói hỗ trợ dự kiến lên đến 300 tỷ đồng.

Theo một số chuyên gia bất động sản, giá cho thuê mặt bằng kinh doanh tại vị trí trung tâm đang quá cao. Nhiều người cố gắng thuê mặt bằng đẹp với kỳ vọng kinh doanh tốt nhưng thực tế thị trường khó khăn, dịch bệnh, khiến lượng khách sụt giảm kinh doanh không như kỳ vọng. Một số khác dù đang kinh doanh tốt nhưng giá mặt bằng không ngừng tăng cũng buộc họ phải thay đổi chiến lược tìm các thị trường có chi phí mặt bằng thấp hơn.

Bà Trần Mai Hoa, Tổng Giám đốc Công ty CP Vincom Retail cho biết: “Gói hỗ trợ 300 tỷ đồng này sẽ không chỉ giúp các đối tác giảm bớt gánh nặng về chi phí mà còn có thể tập trung nguồn lực, cùng Vincom xây dựng những chương trình ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng, góp phần đưa nhịp sống năng động trở lại với người tiêu dùng Việt Nam”.

Theo Tiền phong 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN