Đà Nẵng: Bảo tồn và phát triển du lịch làng nghề nước mắm Nam Ô

15:20 | 12/04/2020

DNTH: Mới đây, đề án “ Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng” vừa được UBND thành phố phê duyệt nhằm bảo tồn, lưu giữ làng nghề truyền thống, tạo đà thúc đẩy phát triển du lịch địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đà Nẵng tạo cơ hội để bảo tồn, xây dựng và phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô thành điểm du lịch nổi tiếng


Đà Nẵng tạo cơ hội để bảo tồn, xây dựng và phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô thành điểm du lịch nổi tiếng


Làng nghề nước mắm Nam Ô (quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng) là làng nghề nước mắm duy nhất ở nước ta được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghề làm mắm gia truyền của cha ông để lại.

Mục tiêu của đề án là bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề nước mắm Nam Ô, gắn với phát triển du lịch – di sản văn hóa phi vật thể quốc giá, trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc sắc của Thành phố Đà Nẵng góp phần xây dựng nền Văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Kinh phí thực hiện đề án trước mắt chi khoảng 4,65 tỷ đồng, do UBND quận Liên Chiểu chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện.

Cụ thể:

Thành phố xây dựng sản phẩm nước mắm Nam Ô trở thành sản phẩm du lịch. Trong đó, đầu tư sản phẩm nước mắm ứng dụng công nghệ để tăng mức tiêu thụ 200.000 – 250.000 lít/năm.

Nâng cao hình thức, giá trị thương mại, chất lượng mẫu mã, bao bì, nhãn mác của sản phẩm để tạo thương hiệu riêng, đậm đà bản sắc của vùng miền.

Nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh cho các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Khuyến khích bảo vệ phát triển làng nghề nước mắm truyền thống Nam Ô, bằng cách khôi phục đội tàu đánh cá từ 3-4 chiếc để chủ động nguồn nguyên liệu, khuyến khích tạo điều kiện cho người dân đóng mới tàu thuyền, tham gia đánh bắt cá nhằm tăng quy mô và sản lượng phục vụ nghề mắm được ổn định.  Đồng thời, có cơ chế tôn trọng nghệ nhân, đãi ngộ thế hệ trẻ kế nghiệp.

Mục tiêu tăng thu nhập bình quân đầu người từ nghề đạt 3-4 triệu đồng/người/tháng vào năm 2020 và đạt 4,5-5 triệu đồng/người/tháng vào năm 2025.

Thành phố sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị; phát triển du lịch làng nghề bằng cách xây dựng khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm của làng nghề nước mắm Nam Ô để trưng bày sản phẩm, hiện vật, dụng cụ sản xuất, giới thiệu quy trình sản xuất, tổ chức trình diễn mô hình sản xuất nước mắm; kết nối xây dựng và tổ chức các tour du lịch…


Nước mắm Nam Ô danh bất hư truyền được làm từ cá cơm than nguyên chất

Nước mắm Nam Ô danh bất hư truyền được làm từ cá cơm than nguyên chất


Được biết, đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng” nằm trong tổng thể đề án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô với tổng mức đầu tư lên đến 46,1 nghìn tỷ đồng nhằm chuyển đổi nghề cho ngư dân tham gia hoạt động du lịch.

Hiện tại, chủ đầu tư Khu sinh thái Nam Ô – Tập đoàn Trung Thủy đã đóng góp 7 tỷ đồng để cải tạo cơ sở vật chất cho ghềnh Nam Ô và phục vụ miễn phí cho khách du lịch. Tập đoàn này cũng đề xuất tuyển dụng 40 – 200 người địa phương, tài trợ thuyền thúng để ngư dân trải nghiệm vịnh Nam Ô, tặng xe đạp để người dân cho khách thuê tham quan di tích, trải nghiệm làng nghề, homestay, phát triển làng nghề bích họa…


Lê Thoa (Theo HHTH)

Nam Ô là tên một ngôi làng cổ, cửa ô phía Nam của nước Đại Việt xưa, hình thành cách ngày nay hàng trăm năm, nằm bên vịnh Đà Nẵng, dưới chân đèo Hải Vân,  thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Đây là một làng nghề truyền thống khai thác, đánh bắt thủy hải sản, làm nước mắm. Nghề làm mắm ở Nam Ô cũng có từ rất sớm. Thời kỳ còn là một trong những địa phương của Đàng Trong, ngư dân nơi đây đã biết cách làm nước mắm cung cấp cho thị trường các vùng lân cận.

Nước mắm Nam Ô được chế biến từ cá cơm than có độ đạm rất cao. Để giữ được tinh túy vị biển, cá cơm than dùng để muối mắm phải còn tươi, không to quá hoặc cũng không nhỏ quá. Khi muối cá pha chế theo tỷ lệ 10 cá/4 muối và phải trộn sao cho cho một lớp cá, một lớp muối đều nhau, ủ sau 1 năm mới lọc mắm. Cứ một chum chứa từ 200-300 kg cá ướp muối chắt lọc được 100-150 lít nước mắm. Cách chế biến đặc biệt này tạo ra sản phẩm nước mắm ngon, thơm phức.
 
 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN