Đà Nẵng có cơ hội vượt mặt Bali, Phuket, Singapore về du lịch?

16:05 | 20/03/2019

DNTH: Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị sẽ tạo ra động lực, điều kiện cho Đà Nẵng phát triển sang một thời kỳ mới. Ngành du lịch của thành phố này cũng nằm trong xu hướng chung đó, theo ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng.

Trong 15 năm vừa qua, du lịch Đà Nẵng đã có bước phát triển khá tốt, bình quân một năm khách quốc tế đã tăng 20%. Lý giải nguyên nhân, ông Ngô Quang Vinh đưa ra bốn lý do.

Thứ nhất là sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo thành phố. Thứ hai là cơ sở hạ tầng được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ. Thứ ba là Đà Nẵng đã thu hút được nhà đầu tư chiến lược, xây dựng được các khu du lịch mới, các sản phẩm. Thứ tư là Đà Nẵng đã xây dựng trở thành điểm đến an toàn, thân thiện.

Đà Nẵng có cơ hội vượt mặt Bali, Phuket, Singapore về du lịch?

Tuy nhiên, du lịch Đà Nẵng sẽ không dừng lại tại đó. Ông Vinh cho biết với Nghị quyết 43 do Ban Kinh tế Trung ương, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng vừa được Bộ Chính trị thông qua, Đà Nẵng sẽ có cơ hội mới.

"Đây là động lực, điều kiện cho Đà Nẵng phát triển sang một thời kỳ khác, trong đó có ngành du lịch thành phố", ông Vinh nói và cho biết Đà Nẵng xác định là điểm đến, không những chỉ tầm quốc gia mà phải là khu vực Đông Nam Á và thế giới theo Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị.

Nếu xét về độ tương quan với các điểm đến nổi tiếng trên thế giới, như Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan) hay Singapore, ông Vinh nói rằng trong thời gian qua, Đà Nẵng đã được các trang mạng và các tạp chí bình chọn là điểm đến hấp dẫn, "điểm phải đến trong năm 2018, 2019, điểm đến hàng đầu châu Á".

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh để duy trì và phát huy điều này, trên tinh thần Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị, thành phố đang và sẽ phải thực hiện một số việc.

Cụ thể, ông cho biết trên đà tăng trưởng, nền móng này, Đà Nẵng sẽ cơ cấu lại ngành du lịch, và thiên hướng là chuyển mạnh sang nâng cao chất lượng, số lượng. Việc phát triển hợp lý sẽ nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng.

"Tháng trước, Đà Nẵng đã ký hợp đồng với Singapore để rà soát lại quy hoạch, tầm nhìn cho đến năm 2030, năm 2045" ông nói và giải thích khi thành phố chuyển sang giai đoạn mới thì cần phải rà soát, soát xét lại các nguồn lực, các không gian để sắp xếp, phát huy cho nó tốt.

 "Đặc biệt thành phố sẽ tiếp tục phát triển nghỉ dưỡng biển, xây dựng Đà Nẵng là thiên đường nghỉ dưỡng. Rồi là phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo…), du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, phát triển và phát huy được bản sắc của văn hóa địa phương và mang lại lợi ích cho cộng đồng", ông Vinh nói.

Bên cạnh đó, du lịch Đà Nẵng, theo ông, sẽ phát triển theo hướng bền vững, có trách nhiệm bảo tồn, bảo vệ giá trị văn hóa cũng như tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài ra, thành phố cũng sẽ đẩy mạnh sự liên kết, với vai trò của Đà Nẵng trong Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị xác định là một cực tăng trưởng, hạt nhân của cả vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 

Theo ông, những năm vừa qua Đà Nẵng đã liên kết khá tốt với Hội An (Quảng Nam) và Thừa Thiên Huế. "Tới đây chúng ta sẽ làm mạnh hơn nữa với các tỉnh miền Trung", ông cho biết.

Ông Vinh cũng nói rằng ngành đã đề xuất và lãnh đạo đã đồng ý là sẽ xây dựng một đề án để cơ cấu lại du lịch, xác định ngưỡng phát triển của Đà Nẵng trong thời kỳ mới để tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở, giải quyết những vấn đề bắt đầu có dấu hiệu áp lực về môi trường, hạ tầng.

Lấy ví dụ, ông Vinh cho biết sân bay Đà Nẵng cần phải xây dựng thêm nhà ga T3 với công suất khoảng 13 đến 15 triệu hay cảng biển cũng chuyển đổi công năng, tiến xa đến cảng du lịch và khơi thông sông Cổ Cò kết nối với Hội An.

Cuối cùng, ông nhấn mạnh đến yếu tố nguồn nhân lực. "Thành phố sẽ tiếp  tục chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, những người lao động có kỹ năng nghề, làm sao đáp ứng với nhu cầu du lịch trong thời gian tới", ông nói. 

N.Dương

Theo Trí thức trẻ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN