Dân khóc ròng vì doanh nghiệp chiếm đất

19:39 | 11/05/2019

DNTH: Dự án của doanh nghiệp còn chưa hoàn thiện thủ tục theo quy định của pháp luật thì đã được khởi công. Đồng bào các dân tộc thiểu số thuộc các bản nghèo như: Bó Mạ, Co Kham, Co Quyên thuộc xã Nong Lay, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La chỉ biết bật khóc khi đất đai cha ông để lại bị san ủi làm nhà máy mà chưa nhận được bất cứ sự đền bù nào. Chính quyền từ tỉnh tới huyện ra công văn, chỉ đạo tạm dừng dự án nhưng doanh nghiệp vẫn phớt lờ…

Chính quyền chưa nắm được

Đó là câu trả lời của Sở TN&MT tỉnh Sơn La cũng như của UBND huyện Thuận Châu khi phóng viên hỏi tại sao hoạt động san lấp mặt bằng vẫn diễn ra sau khi ngày 11/4/2019 Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La đã ký văn bản số 1130/UBND-KT yêu cầu Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn Thuận Châu chấm dứt triển khai các hoạt động chuẩn bị mặt bằng tại vị trí dự kiến thực hiện dự án.

Theo đại diện các cơ quan này, hiện công ty Thuận Châu chưa hoàn thiện bất cứ hoạt động nào để được phép khởi công như: Hồ sơ thiết kế cơ sở, Quy hoạch 1/500, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

Văn bản chỉ đạo của tỉnh Sơn La bị doanh nghiệp phớt lờ. 

Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu cho hay, sau khi nhận được văn bản 1130 của UBND tỉnh, huyện đã chỉ đạo xã làm việc với người dân vùng dự án và báo cáo lên huyện ngày 25/4. Tuy nhiên, thời điểm ngày 7/5 khi phóng viên lên làm việc, huyện vẫn chưa có thông tin gì từ xã.

Đại diện huyện Thuận Châu cũng thừa nhận sự tắc trách và chậm chễ trong việc giám sát và giải quyết vấn đề nóng ngay trên địa bàn.

Đại diện Sở TN&MT tỉnh Sơn La cũng thừa nhận không nắm được tình hình thực tế tại khu đất thực hiện dự án và khẳng định, báo cáo đánh giá tác động môi trường vô cùng quan trọng, bởi đó là địa bàn có địa lý phức tạp như hang đá castor và nguồn nước khá đặc biệt. Phía Sở TN&MT cũng cho hay, trước đây đã có dự án không thể thực hiện được bởi điều kiện môi trường không khả thi.

Máy móc thiết bi của doanh nghiệp ngang nhiên san lấp mặt bằng. 

Người dân kêu cứu
Khuôn mặt thất thần, dáng vẻ mệt mỏi, ông Lò Văn Tuấn, một trong 13 hộ dân đang cắm lều đòi đất trên địa bàn dự án được dự kiến xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn bức xúc: “Không ai cho chúng tôi biết sẽ có nhà máy ở đây. Chúng tôi có sổ đỏ mà họ (dự án) tự tiện san lấp đất của chúng tôi. Tại sao chính quyền không có ý kiến gì? Ai sẽ bảo vệ những người dân nghèo "thấp cổ bé họng"  như chúng tôi”?

Trong báo cáo kết quả thẩm định đề xuất chủ trương xây dựng dự án của Sở KH&ĐT trình UBND tỉnh Sơn La, số 27/BCTĐ-SKHĐT ngày 8/1/2019 có nêu, nguồn gốc đất dự án chỉ của 1 hộ gia đình là ông Nguyễn Văn Quân, còn lại là đất tự khai hoang, đất nhận chuyển nhượng tự do. Như vậy, quá trình thẩm định nguồn gốc đất của các cơ quan chức năng đã “bỏ quên” 13 hộ gia đình có sổ đỏ trong tay này. 

Ngày 11/4/2019, UBND tỉnh Sơn La đã có văn bản chỉ đạo ngưng các hoạt động liên quan san lấp mặt bằng dự án, tuy nhiên, tới ngày 24/4 và 3/5, các hoạt động này vẫn ngang nhiên diễn ra khiến người dân hết sức hoang mang, lo lắng.

Đồng bào dân tộc dựng lều giữ đất. 

Bà Lường Thị Sơ (SN 1962), dân tộc Thái, một mình nuôi 7 người con cho biết: “Đất này của cha mẹ để lại cho chúng tôi và có sổ đỏ Nhà nước cấp đàng hoàng, giờ họ lấy đất mà chúng tôi không biết. Không ai trả tiền hay nói gì về việc này, vì vậy chúng tôi sẽ phải giữ bằng được tài sản hợp pháp của mình thôi”. “Giữ bằng được” theo cách của người dân ở đây là cắm lều, căng băng rôn phản đối hoạt động san lấp và máy móc của dự án.

Sự việc nếu không được giải quyết thấu đáo, quyết liệt từ các cấp chính quyền thì bất ổn sẽ còn kéo dài tiềm ẩn nhiều xung đột và mâu thuẫn cao độ. Bà con người dân tộc thiểu số chỉ còn biết trông chờ sự vào cuộc của các cấp chính quyền, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ.

Rất cần những động thái kịp thời và quyết liệt từ chính quyền địa phương để trả lại sự yên bình, công bằng, minh bạch cho đồng bào người dân tộc thiểu số. Đối tượng được coi là yếm thế, “thấp cổ bé họng” ở những địa bàn vùng sau, vùng xa này.

                                                Thanh Sơn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm hộ dân đề nghị nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng trước thời hạn để làm sân bay Long Thành

Theo UBND huyện Long Thành (Đồng Nai), có 368 hộ dân có đơn đề nghị nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng trước thời hạn.

Không có "vùng cấm" cho tổ chức, cá nhân phân lô bán nền trái phép

Bộ Xây dựng vừa có công văn số 4221/BXD-TTr trả lời cử tri về việc kiểm tra, giám sát việc xây dựng trái phép, phân lô bán nền tràn lan tại nhiều địa phương.

TPHCM điều chỉnh hệ số giá đất, quy hoạch 7 dự án tái định cư

UBND TP. HCM vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mục tiêu sử dụng đối với 7 dự án tái định cư phục vụ các dự án khu công nghệ cao và các dự án chỉnh trang đô thị, công ích sử dụng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.

TP. HCM công bố nhiều vi phạm về đất đai, xây dựng ở quận Thủ Đức và huyện Củ Chi

Thanh tra TP. HCM vừa công bố kết luận thanh tra toàn diện công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thủ Đức và huyện Củ Chi giai đoạn 2016 - 2019, trong đó chỉ ra nhiều vi phạm cần khắc phục, chấn chỉnh.

Hà Nội: Điểm mặt doanh nghiệp chây ỳ trả đất công

UBND TP Hà Nội cho biết sẽ tăng cường thanh tra, rà soát việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất công trên địa bàn TP của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuê đất nhà nước.

Ôm mộng chuyển đổi, nhà đầu tư 'săn' đất nông nghiệp hồ Tây

Giá đất nông nghiệp, đất xen kẹt, đất vườn tại quận Tây Hồ, Hà Nội đang được chào bán với mức giá cao ngất từ 40-60 triệu đồng/m2. Người mua đất có niềm tin đó là các thửa đất này đều có thể chuyển đổi sang đất ở....

XEM THÊM TIN