Dân vùng biên giới xứ Nghệ đổi đời nhờ trồng rừng nguyên liệu giấy

20:37 | 16/08/2019

DNTH: Sau gần 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), Nghệ An đang có những bước chuyển mình trong giảm nghèo, nhiều địa phương và hộ dân phát triển kinh tế hiệu quả mà một phần nhờ sự trợ lực của nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH).

“Ươm mầm” từ vốn chính sách

Theo định kỳ, Ngân hàng CSXH huyện Thanh Chương về giao dịch tại UBND xã Thanh Thủy. Từ sáng sớm, chị Trần Thị Xuyên đã đến hội trường của UBND xã để nhận vốn vay ưu đãi dành cho hộ trồng rừng theo Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3).

Chị chia sẻ: “Đồi Gia Lửa nằm sát biên giới nước bạn Lào trước đây là đồi trọc, năm 2013, từ 190 triệu đồng vốn vay chương trình WB3, vợ chồng tôi đầu tư trồng rừng. Chỉ sau 5 năm, rừng cây phát triểnvà cho thu hoạch, bán mỗi ha thu về 50 triệu đồng; có tiền, tôi trả nợ ngân hàng đầy đủ và tiếp tục đầu tư trồng keo. Những năm qua, cả gia đình yên tâm tập trung bảo vệ, phát triển rừng, chăm lo cuộc sống”.

dan vung bien gioi xu nghe doi doi nho trong rung nguyen lieu giay hinh anh 1

Đồi keo của gia đình chị Trần Thị Xuyên ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, được đầu tư từ vốn vay Ngân hàng CSXH.  Ảnh: Thu Huyền

 

"Giai đoạn 2015 - 2019, tín dụng chính sách trở thành “điểm sáng” trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh”.

Ông Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An 

Chị Nguyễn Thị Lan - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn cho hay: “Xã Thanh Thủy nằm giáp khu vực biên giới, trước đây có nhiều diện tích đồi núi trọc. Để phát triển kinh tế rừng, đồng thời bảo vệ vùng biên, chúng tôi được Ngân hàng CSXH tạo điều kiện cho vay vốn trồng rừng. Tổ có 46 thành viên thì hầu hết đều được vay vốn để phát triển kinh tế rừng. Nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH, rừng đã phủ kín, cả thôn có tới vài trăm ha keo, đời sống của hội viên ngày một nâng cao”.

Tại nhiều huyện miền núi tỉnh Nghệ An, nguồn vốn chính sách đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế và thực sự phát huy hiệu quả. Gia đình chị Vi Thị Đào (ở xóm Thái Quang, xã Châu Thái, huyện Quỳ Hợp), đã 2 lần vay vốn Ngân hàng CSXH. Năm 2014 vay 30 triệu đồng để đầu tư trồng 4ha keo, đến năm 2017 chị đã trả được nợ và tiếp tục vay 40 triệu đồng để phát triển kinh tế trang trại, đào ao thả cá, chăn nuôi trâu bò... Nhờ sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nên hiện nay gia đình chị đã thoát nghèo.

Ông Nguyễn Văn Sửu  - Chủ tịch UBND xã Châu Đình, huyện Quỳ Hợp, cho biết: “Từ khi thực hiện Chỉ thị số 40, nguồn vốn chính sách tăng đáng kể, đáp ứng thỏa đáng hơn nhu cầu về vốn của người dân. Dư nợ tín dụng trên địa bàn xã đạt trên 37 tỷ đồng, nhờ đó giúp giảm nghèo bền vững, kinh tế tiếp tục phát triển…”.

Tạo chuyển biến về nhận thức

Trong những lần đi thăm các mô hình, địa phương vay vốn từ các chương trình của Ngân hàng CSXH, chúng tôi cảm nhận rõ những tiềm năng đất đai và nhân lực bấy lâu “ngủ quên” vì thiếu vốn, nay đã được đánh thức.

Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Nghệ An - ông Trần Khắc Hùng chia sẻ: Thực hiện Chỉ thị số 40, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 29-CT/TU. Theo đó, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động tín dụng chính sách; trích nguồn vốn ngân sách ủy thác qua Ngân hàng CSXH để cho vay; củng cố chất lượng tín dụng; bố trí Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH cấp huyện. Cùng với tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được nâng cao, hiện nay nợ quá hạn chỉ chiếm 0,13% tổng dư nợ, giảm 0,09% so với trước khi có Chỉ thị số 40.

Đến nay, Ngân hàng CSXH tỉnh Nghệ An đang thực hiện 19 chương trình tín dụng chính sách với tổng nguồn vốn đạt 8.237 tỷ đồng, tăng 1.996 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40. Tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 8.222 tỷ đồng, tăng 1.991 tỷ đồng so với thời điểm trước khi có Chỉ thị số 40, với 241.000 khách hàng đang dư nợ.

 

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương

DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

XEM THÊM TIN