Đằng sau khoản lỗ kỷ lục của chuỗi nhà thuốc Pharmacity
17:50 | 28/04/2020
DNTH: Khoản lỗ lớn không những không phải là dấu hiệu tiêu cực, mà còn cho thấy tham vọng "khủng" của nữ doanh nhân Phạm Thị Thanh Hoài cùng các cộng sự trong lĩnh vực phân phối dược phẩm.
Với 315 cửa hàng, Pharmacity là chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam hiện nay
Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, năm 2019, CTCP Dược phẩm Pharmacity báo lỗ sau thuế 265 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tới cuối kỳ tài chính là 163 tỷ đồng, tổng tài sản 652 tỷ đồng.
Pharmacity là chủ sở hữu chuỗi nhà thuốc cùng tên lớn nhất cả nước, với 315 cửa hàng tới thời điểm hiện nay, chủ yếu tập trung tại TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh thành phía Nam.
Thành lập từ năm 2012 với chiến lược phân phối dược phẩm qua hệ thống cửa hàng rộng khắp, Pharmacity có vốn điều lệ ban đầu chỉ là 7 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn nhất là bà Phạm Thị Thanh Hoài với tỷ lệ 90%, 4 cổ đông khác chia đều 10% còn lại là bà Phạm Thị Thanh Hoà, ông Lê Bảo Chân Thiện, bà Trần Minh Ngọc Thu và bà Trương Ngọc Phụng.
Bước ngoặt lớn xảy đến vào tháng 9/2017 khi ông Christopher Randy Stroud (Chris Blank) làm Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Pharmacity thay bà Phạm Thị Thanh Hoài. Dù vậy, nữ doanh nhân sinh năm 1987 vẫn là Chủ tịch HĐQT Pharmacity cho tới nay. Tìm hiểu của Nhadautu.vn cho thấy hai lãnh đạo cao nhất của Pharmacity cùng thường trú ở một địa chỉ tại Quận 2, TP.HCM
Từ khi thay đổi cơ cấu lãnh đạo, Pharmacity trở thành hiện tượng khi mở rộng hệ thống phân phối với cấp số nhân. Bên cạnh đó, nguồn nội lực cũng liên tục được tăng cường, khi vốn điều lệ tăng mạnh từ 37 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng cuối năm 2018, rồi 386,4 tỷ đồng cuối năm 2019.
Sau khi dồn dập tăng vốn, Pharmacity năm 2019 đã mở thêm 95 cửa hàng, đạt tới 252 cửa hàng và dự kiến năm 2020 tiếp tục mở mới 350 cửa hàng và đạt con số 1.000 cửa hàng trên toàn quốc vào năm 2021. Không chỉ dược phẩm đơn thuần, mỗi cửa hàng Pharmacity còn hướng tới cung cấp cả thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp, thực phẩm bổ sung Vitamin và khoáng chất, cùng sản phẩm bách hoá gia đình.
CEO Chris Blank thường xuyên xuất hiện trước công chúng, thay cho bà Phạm Thị Thanh Hoài - Chủ tịch HĐQT Pharmacity
Để phục vụ cho tham vọng của mình, không chỉ tăng cường nội lực, Pharmacity đã đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy tài chính trong thời gian ngắn vừa qua.
Ba tháng cuối năm 2019, Pharmacity phát hành thành công 150 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn hai năm, chủ yếu cho các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Đáng chú ý là lãi suất phát hành khá cao: 13%/năm. Nếu cộng cả chi phí phát hành, lưu ký, thì chi phí thực có thể lên tới 14-14,5%, cao hơn khá nhiều so với lãi vay ngân hàng từ 9,5-12% hiện nay.
Tất nhiên, bởi lô trái phiếu không có tài sản bảo đảm nên cả Pharmacity lẫn các trái chủ của mình có thể hài lòng với mức chi phí/lợi tức này. Dù vậy, việc huy động vốn với chi phí lớn cho thấy ông lớn phân phối dược phẩm này đang rất khát vốn.
Bài liên quan
Trước đợt phát hành trái phiếu, quỹ Mekong Enterprise Fund III thuộc Mekong Capital giữa năm ngoái công bố rót vốn vào Pharmacity. Đầu năm 2020, nhà phân phối dược phẩm này công bố nhận được thêm khoản đầu tư 31,8 triệu USD vòng series C.
Vòng series C, có nghĩa là nhiều khả năng Pharmacity đã tiến hành nhiều đợt gọi vốn trước đó. Diễn biến này có thể khiến tỷ lệ sở hữu của các cổ đông sáng lập giảm mạnh, và các nhà đầu tư đang có tiếng nói không nhỏ ở Pharmacity, mà trong đó không loại trừ có các nhà đầu tư nước ngoài.
Thị trường dược phẩm nhiều tỷ USD của Việt Nam là miếng bánh rất màu mỡ, song quy định hiện nay không cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực phân phối dược phẩm. Việc thông qua nhiều kỹ thuật, cách thức để "lách" quy định này, sở hữu một hãng phân phối dược phẩm có tầm cỡ sẽ là phương thức nhanh chóng và dễ dàng nhất để có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam.
Tất nhiên, đây chỉ là một giả thiết. Nhưng biết rằng, Chủ tịch Pharmacity Phạm Thị Thanh Hoài cùng cổ đông Trần Minh Ngọc Thu cuối tháng 11/2019 đứng tên thành lập CTCP TR Infinity Pharma và CTCP TR Pharma Focus cùng có trụ sở tại Vincom Center Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM. Tuy nhiên cho tới cuối tháng 3/2020, bộ đôi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực "hoạt động tư vấn quản lý" đã được lần lượt chuyển giao cho TR Best Pharma Pte Ltd và Tr Best Pharm Pte Ltd - các SPE (Special Purpose Entity) đến từ Singapore.
Nguồn lực rất lớn đổ vào Pharmacity giải thích vì sao startup này không ngần ngại chịu lỗ để mở rộng hệ thống.
Đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 30/12/2019 thể hiện vốn điều lệ của Pharmacity là 386,4 tỷ đồng. So sánh với vốn chủ sở hữu tới cuối năm 2019 là 163 tỷ đồng, có nghĩa rằng lỗ luỹ kế đã lên khoảng 223 tỷ đồng, phần lớn do mức lỗ khổng lồ 265 tỷ đồng trong năm ngoái.
Vượt qua giai đoạn đầu tư đầy khắc nghiệt và đạt điểm bão hoà, hệ thống phân phối rộng khắp cả nước dự kiến sẽ giúp các chủ sở hữu của Pharmacity hái "quả ngọt" từ năm 2021. Pharmacity đặt kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu 7.915 tỷ đồng, tăng mạnh lên 11.835 tỷ đồng năm 2022, 15.399 tỷ đồng năm 2023, lãi sau thuế theo đó tăng từ 284 tỷ đồng lên 739 tỷ đồng rồi 1.045 tỷ đồng. Còn năm 2020, Pharmacity dự kiến doanh thu 3.892 tỷ đồng, tiếp tục lỗ kế hoạch 136 tỷ đồng.
Theo https://nhadautu.vn/dang-sau-khoan-lo-ky-luc-cua-chuoi-nha-thuoc-pharmacity-d36746.html

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...