Đầu tư 7.000 tỷ đồng “tiếp sức” cho ngành đường sắt

09:55 | 22/02/2021

DNTH: Mới đây, Quốc hội đã phê duyệt 7.000 tỷ đồng vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án ngành đường sắt. Đây được xem là sự tiếp sức cho ngành đường sắt.

Có lợi thế chạy dọc theo chiều dài đất nước, nhưng nhiều năm qua, xếp hạng năng lực vận tải của ngành đường sắt luôn đứng sau cùng, nguyên nhân là do hệ thống hạ tầng quá cũ, không đồng bộ và mất an toàn.

7.000 tỷ đồng sẽ được phân thành 4 dự án, trong đó tập trung vào công tác nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP Hồ Chí Minh và gia cố các cầu yếu trên toàn tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Theo kế hoạch, các dự án sẽ hoàn thành trong năm nay.

Đầu tư 7.000 tỷ đồng “tiếp sức” cho ngành đường sắt - Ảnh 1.
Việc nâng cấp hệ thống đường sắt hiện tại sẽ giúp có thêm dư địa phát triển cho ngành. (Ảnh: NLĐ)

"Trong năm 2021, hoàn thành công tác lập hồ sơ thiết kế, lựa chọn nhà thầu. Đến nay, công tác triển khai thi công đã hoàn thành được 30%", ông Vũ Hồng Phương, Quyền Giám đốc Ban quản lý Dự án Đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải, cho biết.

Sau khi hoàn thành, các đoạn được nâng cấp sẽ cho phép tầu chạy 70km/h đối với vận tải hành khách và 50km/h với vận tải hàng hóa, đồng thời tăng công suất khai thác chạy tàu trên toàn tuyến

Hiện toàn tuyến đường sắt tồn tại hang trăm vị trí có nguy cơ mất an toàn, đặc biệt có nhiều đoạn phải chuyển tải hàng hóa, làm giảm hiệu quả khai thác của ngành.

Đầu tư 7.000 tỷ đồng “tiếp sức” cho ngành đường sắt - Ảnh 2.
Nhiều năm qua, xếp hạng năng lực vận tải của ngành đường sắt luôn đứng sau cùng. (Ảnh: NLĐ)

"Trong kế hoạch trung hạn 2020 - 2025, Bộ Giao thông Vận tải vẫn tiếp tục đề nghị nâng cấp cải tạo cho các điểm thiết yếu còn lại của tuyến đường sắt Bắc - Nam và làm các tuyến đường sắt kết nối với các cảng ở khu vực phía Bắc, phía Nam", Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho hay.

Trong khi chờ một dự án đường sắt tốc độ cao, việc nâng cấp hệ thống đường sắt hiện tại sẽ giúp có thêm dư địa phát triển cho ngành, nhất là về thời gian chuyên chở, tính an toàn, thuận tiện, bởi hơn 100 năm qua, hệ thống đường sắt Việt Nam chưa có những thay đổi lớn để đáp ứng xu thế phát triển chung.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...

DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

XEM THÊM TIN