Đẩy mạnh xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản Thủ đô

15:56 | 08/06/2020

DNTH: Thời gian qua, các loại hàng hóa nông sản của Thủ đô ngày càng được nâng cao chất lượng, cải tạo mẫu mã, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nhằm định vị tại thị trường trong và ngoài nước.

Hà Nội, địa phương vốn được biết tới với nhiều loại nông sản đặc sắc, hiện đã có nhiều sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đây được xem là những bước đầu tiên trong tiến trình xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản để từ đó, giúp người nông dân nâng cao giá trị thu nhập trong lĩnh vực sản xuất.

Nhằm phát huy thế mạnh về nông nghiệp của vùng, Hội Nông dân xã Thanh Xuân- huyện Sóc Sơn đã tập trung định hướng để hội viên, nông dân đầu tư sản xuất rau hữu cơ thay cho quá trình trồng rau theo hình thức truyền thống như trước đây. Sản phẩm rau hữu cơ của vùng đã được Bộ Y tế chứng nhận đạt tiêu chuẩn và đang có nhiều kênh bán lẻ uy tín ưa chuộng, ký hợp đồng thu mua.

Hay như tại địa bàn xã Kim An, huyện Thanh Oai, địa phương vốn có nhiều lợi thế về địa hình bởi nằm ven bờ sông Đáy. Trước đây, nông dân trong vùng cũng chỉ chuyên canh trồng rau và cây màu. Trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây, xã đã tích cực triển khai và khuyến khích nông dân chuyển đổi mạnh sang trồng cây ăn quả, rau an toàn nhằm tạo được sự bứt phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế.


Xây dựng thương hiệu được xem là cách làm hiệu quả trong việc thúc đẩy việc giao thương các sản phẩm nông sản

Xây dựng thương hiệu được xem là cách làm hiệu quả trong việc thúc đẩy việc giao thương các sản phẩm nông sản


Hay từ năm 2016, sản phẩm chuối của xã Vân Nam đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận nhãn hiệu “Chuối Vân Nam - Phúc Thọ”. Nhờ vậy, giá bán đã tăng lên gấp đôi và được nhiều doanh nghiệp, siêu thị đặt mua. Hiện tại, giá trị sản xuất của cây chuối tại xã đạt 27-30 tỷ đồng/năm… Các chuyên gia Nhật Bản đã sang khảo sát và dự kiến sẽ hỗ trợ nông dân nơi đây trồng chuối xuất khẩu…

Gà Mía Sơn Tây sau một thời “thăng trầm” đã tìm được chỗ đứng trên thị trường cùng với việc định hình thương hiệu. Chủ tịch Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà Mía Sơn Tây Nguyễn Quốc Quân thông tin: “Từ khi gà Mía có thương hiệu, tiêu thụ ổn định, giá bán cao hơn so với gà thường 20.000-25.000 đồng/kg”…

Nhìn chung, những năm gần đây, cùng với đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, Hà Nội đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm chủ lực. Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tạ Văn Tường, Hà Nội đã xây dựng được hơn 40 nhãn hiệu tập thể bảo hộ cho nông sản. Những sản phẩm này đang được tiêu thụ ổn định, đạt giá trị cao tại thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành phố...

Từ những ví dụ nêu trên cho thấy việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản mang đến nhiều lợi ích cho người sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, tính đến nay, Hà Nội mới có 40 nhãn hiệu nông sản được bảo hộ, trong đó có 25 sản phẩm trồng trọt, 15 sản phẩm chăn nuôi.

Xu hướng chung của thị trường hiện nay đòi hỏi sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa phải được các cơ quan chức năng của Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, có một thực tế, Hà Nội có nhiều nông sản - đặc sản, nhưng số lượng sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu chưa nhiều. Sự chậm trễ này khiến không ít nông sản của Thủ đô mất sức cạnh tranh trên thị trường dù có lợi thế là luôn bảo đảm các yêu cầu về chất lượng.

Cần có tư duy và giải pháp mới để đẩy mạnh Xây dựng thương hiệu cho nông sản chủ lực

Để đẩy mạnh việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Thủ đô, trước hết cần có một tư duy mới. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường nhận định: Đây không phải là việc riêng của từng doanh nghiệp, địa phương mà phải trở thành chiến lược phát triển chung của thành phố để nâng cao chuỗi giá trị…; đồng thời, cần chú trọng đến vai trò của doanh nghiệp trong việc tập trung nguồn vốn, đầu tư công nghệ… Ông Tạ Văn Tường thông tin: Thành phố đang tập trung thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp theo chuỗi gắn với việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản.
 

xây dựng thương hiệu cho nông sản thủ đô

Nhiều giải pháp đã được đưa ra để nâng cao thương hiệu cho nông sản thủ đô


Ở thời điểm hiện tại, một số địa phương đã chủ động xây dựng các chương trình phát triển sản phẩm nông nghiệp, cùng với đó là hỗ trợ nhãn hiệu, kinh phí quảng bá, xúc tiến thương mại. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Văn Thiềng, trên địa bàn huyện có nhiều sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng chưa xây dựng được thương hiệu cũng như chưa có kênh tiêu thụ ổn định. Giải quyết vấn đề này, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc nông sản, hàng hóa… Hiện nay, Đông Anh đã có gần 600 sản phẩm nông nghiệp được truy xuất nguồn gốc.

Việc xúc tiến, quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành nông nghiệp. Bằng những chương trình, hoạt động cụ thể, đã có gần 400 sản phẩm của Hà Nội và các tỉnh, Thành phố trong cả nước được đưa về thị trường Thủ đô tiêu thụ. Đặc biệt, hơn 105 doanh nghiệp của các tỉnh, Thành phố thường xuyên tham gia hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu tiêu thụ nông sản trên địa bàn và trên trang thông tin nông sản an toàn của Thành phố Hà Nội…

Để tiếp tục nâng cao hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, Sở NN&PTNT Hà Nội đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện hiệu quả chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho Thành phố Hà Nội năm 2019. Bên cạnh đó, Sở tiếp tục thỏa thuận hợp tác với một số tỉnh, các vùng: Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng... về phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật; sản xuất - tiêu thụ rau an toàn; hợp tác xúc tiến thương mại nông nghiệp.

Bên cạnh đó, việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu không thể tách rời việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, giải pháp căn cơ vẫn là tổ chức các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn gắn với sơ chế, chế biến; đồng thời đưa công nghệ cao vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ 4.0 trong kết nối sản xuất tiêu thụ. Các doanh nghiệp, người sản xuất phải coi việc xây dựng thương hiệu là trách nhiệm của chính mình nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của ngành Nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.


 

Khánh Hòa

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN