ĐBSCL: Uyển chuyển ứng phó hạn, mặn, giữ vững theo tinh thần Nghị quyết 120/NQ-CP
11:12 | 16/03/2020
DNTH: Theo các chuyên gia, nhà khoa học, năm 2020 là năm cực đoan nên tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra khốc liệt hơn so với đợt hạn, mặn năm 2016. Tuy nhiên, các Bộ, ngành, địa phương, người dân vùng ĐBSCL đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó nên đã giảm được nhiều thiệt hại.
Trong những ngày vừa qua, hạn mặn khốc liệt đã khiến cho đất đai ở các địa phương như Cà Mau, Sóc Trăng… bị nứt nẻ. |
Gây nhiều thiệt hại
Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, mùa khô năm 2019 - 2020 tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng xuất hiện sớm và ở mức gay gắt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn tỉnh.
Cũng theo ông Lê Văn Sử, hiện tại, mực nước trên hệ thống kênh mương tiểu vùng II và III Bắc Cà Mau thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời đã xuống rất thấp, trữ lượng nước sụt giảm từ 50 - 70% so với cùng kỳ trung bình nhiều năm trước khiến cho hơn 42.800 ha bị khô hạn.
Tính đến cuối tháng 02/2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã có hơn 18.000 ha lúa bị thiệt hại, trong đó có hơn 5.500 ha bị thiệt hại từ 30 đến 70%; thiệt hại trên 70% với hơn 12.500 ha; 3,6 ha rau màu bị thiệt hại. Cùng với đó, hàng chục ngàn hộ dân lâm vào cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt.
Tại tỉnh Sóc Trăng, hạn hán, xâm nhập mặn đã gây ảnh hưởng đến hơn 2.000 ha lúa Đông Xuân muộn ở các huyện Long Phú, Trần Đề. Không chỉ thế, ông Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Trung tâm Nước sạch Vệ sinh Môi trường Nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, hiện toàn tỉnh Sóc Trăng có 73 xã thuộc 10 huyện, thị xã với trên 26.500 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
Tình hình khô hạn không chỉ gây thiệt hại nhiều diện tích lúa, hoa màu, hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt mà còn gây ra nhiều vụ sạt lở, sụt lún đất rất nghiêm trọng ở vùng ĐBSCL. Điển hình như tại tỉnh Cà Mau trong những ngày vừa qua đã xảy ra tới 912 điểm sạt lở, sụt lún các tuyến lộ giao thông với tổng chiều dài gần 22km, gây thiệt hại hàng tỉ đồng.
Không chỉ ở tỉnh Cà Mau mà các địa phương như: Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng cũng liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông. Mới đây nhất là vào sáng 7/3/2020, tại khu vực 5, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã xảy ra một vụ sạt lở bờ sông Cần Thơ với chiều dài gần 30m, sâu 2m đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 5 căn nhà của người dân.
Ngoài ra, tình trạng khô hạn kéo dài từ cuối năm 2019 đến nay còn làm cho nhiều diện tích rừng ở khu vực ĐBSCL nằm trong tình trạng báo động. Đặc biệt trong 2 ngày (từ ngày 3 đến ngày 4/3/2020) đã xảy ra một vụ cháy rừng tại khu vực núi Cấm, ấp Tà Lọt, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang gây thiệt hại cho khoảng 6 ha rừng.
Quyết liệt vào cuộc
Theo thống kê sơ bộ đến ngày 13/02/2020 của Bộ NN&PTNT, do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn đã làm cho gần 29.700 ha lúa Mùa 2019 và lúa Đông Xuân 2019-2020 của người dân tại các địa phương vùng ĐBSCL bị thiệt hại, bằng 7,3% so với tổng thiệt hại năm 2015-2016 (tổng diện tích lúa thiệt hại năm 2015-2016 là 405.000 ha); khoảng 79.700 hộ dân đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt.
PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ thông tin, nhờ đúc kết được bài học từ đợt hạn, mặn năm 2016 nên năm 2020, tuy hạn mặn gay gắt hơn, nhưng thiệt hại về sản xuất nông nghiệp đã được hạn chế vì các địa phương vùng ĐBSCL nghe cảnh báo của chuyên gia, ngành nông nghiệp, tận dụng mực nước lũ thấp, xuống giống vụ Đông Xuân sớm hơn mọi năm, sử dụng giống lúa ngắn ngày nên kịp thu hoạch.
Đối với các vườn cây, ruộng, rẫy; PGS.TS. Lê Anh Tuấn cho rằng, bà con đã biết cách be gốc, nạo vét kênh mương trữ nước, dùng vật liệu phủ nên thiệt hại không đáng kể. Cùng với đó, nhiều nơi đã biết trữ nước vào cuối mùa mưa ở kênh, mương, ao, đìa, lu, khạp, nên còn giữ được nước ngọt để đối phó cho những tháng hạn tới.
Ths. Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL cho rằng, năm 2020 là năm cựu đoan nên hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra rất gay gắt. Đối với năm cực đoan thì ứng phó theo tình huống và việc này đã được ngành Nông nghiệp triển khai thực hiện rất tốt trong thời gian qua. Cụ thể, từ ngày 19/6/2019 đến nay, ngành Nông nghiệp liên tục cảnh báo và vào cuộc chỉ đạo quyết liệt các địa phương từ đó đã giảm được nhiều thiệt hại.
Minh chứng cho điều này là tại tỉnh Hậu Giang, tuy tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến rất phức tạp, có thời điểm độ mặn đạt đến 18,6‰. Thế nhưng theo ông Nguyễn Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, từ cuối năm 2019 đến nay, với sự chủ động thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình của ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở, đến nay xâm nhập mặn chưa gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Tương tự, ông Phạm Tấn đạo, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi - Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng cho rằng, bằng thời điểm này của đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khoảng 24.000 ha lúa của người dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm 2020 chỉ có khoảng 2.000 ha lúa của người dân là có thể bị ảnh hưởng.
Cũng theo ông Phạm Tấn Đạo, để có được kết quả này là do tỉnh Sóc Trăng đã chủ động thực hiện các giải pháp như thay đổi lịch thời vụ để né hạn, mặn; khuyến cáo người dân giảm diện tích xuống giống sản xuất lúa vụ 3; đầu tư, nâng cấp, nạo vét hệ thống kênh mương tích trữ nước; nâng cao năng lực quan trắc độ mặn kịp thời cảnh báo người dân.
Do thiếu nước, nhiều hộ nông dân vùng ĐBSCL đang lo lắng vì có nguy cơ bị mất trắng vụ lúa Đông Xuân muộn này. |
Chuyển đổi thích nghi
Mới đây, tại buổi làm việc với tỉnh Cà Mau về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và công tác khắc phục, phòng chống thiên tai, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho rằng, vùng trữ ngọt của tỉnh Cà Mau phổ biến đang canh tác 2 vụ lúa một vụ màu. Vụ màu cũng phải dùng nước, còn vụ lúa trong mùa khô phải bơm toàn bộ lượng nước tích trữ trong kênh mương lên.
“Đây là lượng nước dự trữ, nếu không dùng cho sản xuất sẽ có nước ngọt đảm bảo đời sống sinh hoạt của người dân. Vì vậy, giải pháp đối với tỉnh Cà Mau là giãn vụ hoặc chuyển đổi qua cây trồng khác đảm bảo nước ngọt phục vụ người dân trong mùa hạn hán” - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, PGS.TS. Nguyễn Hiếu Trung, Viện Trưởng Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ cho biết, đối với các địa phương như Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng…, mặc dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về nguồn nước, song ít nhiều cũng được bổ sung từ thượng nguồn, nhưng đối với tỉnh Cà Mau thì dường như không có.
“Vì vậy, tỉnh Cà Mau nên tranh thủ trữ nước mưa ở những khu vực trữ nước, ưu tiên phục vụ cho sinh hoạt. Đồng thời, tỉnh Cà Mau cũng nên chuyển hẳn qua nuôi trồng các loài nước lợ, nước mặn, việc sản xuất lúa nếu như còn tiếp tục làm thì cứ thiệt hại hoài” - PGS.TS. Nguyễn Hiếu Trung nêu giải pháp.
Trao đổi với phóng viên, TS. Dương Văn Ni, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ cho rằng, Nghị Quyết 120 của Chính Phủ đã cởi trói cho vùng ĐBSCL một cách tích cực và cho phép ĐBSCL uyển chuyển ứng phó tuỳ theo tình huống ở mỗi địa phương. Đối với những vùng không thể đưa nước ngọt từ sông Hậu xuống tới được thì phải chọn phương án canh tác đan xen giữa mặn và ngọt và phải chấp nhận bớt thâm canh nông nghiệp đi để giảm thiểu rủi ro.
Mặc dù, Cần Thơ là địa phương ít chịu ảnh hưởng của hạn, mặn, song theo dự báo trong những ngày tới hạn hán, xâm nhập mặn sẽ còn diễn ra gay gắt hơn tại vùng ĐBSCL. Vì vậy, ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ vừa chỉ đạo các Sở, ngành cần chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến hạn, mặn; thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn, mặn hiệu quả cho những tháng còn lại của mùa khô năm 2020.
Còn về giải pháp lâu dài, ông Nguyễn Thanh Dũng cũng đề nghị các Sở, ngành địa phương cần đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến; chuyển đổi mùa vụ; chọn những giống thủy sản, lúa, cây ăn trái, rau màu thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời, xây dựng mạng lưới chia sẻ dữ liệu, số liệu thủy văn, chất lượng nước, độ mặn giữa các Sở, ngành địa phương và với các tỉnh vùng ĐBSCL.
Lê Hùng
Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao
Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.
Dồn lực giải tỏa công suất năng lượng tái tạo
Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực hỗ...
Vĩnh Phúc lên tiếng về căn cứ triển khai dự án ven hồ Đại Lải
Sau kết luận của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm của các dự án ven hồ Đại Lải, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc mới đây cung cấp nhiều văn bản liên quan.
Ô nhiễm ánh sáng hiểm họa khôn lường
So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn. Ô nhiễm ánh sáng ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt,...
Thủ tướng chủ trì họp về các giải pháp cấp bách phòng chống thiên tai
Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện cũng như xử lý một số kiến nghị, không để tình...
Mùa thu vàng bên hồ Đại Lải với trải nghiệm nấu nướng thỏa thích, gắn kết tình thân
DNTH: Staycation – Xu hướng du lịch nở rộ dịp 2/9
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...