Đề nghị Hàn Quốc hủy bỏ điều tra chống bán phá giá gỗ dán Việt Nam

15:58 | 01/06/2020

DNTH: Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) cân nhắc các ý kiến của Việt Nam và hủy bỏ điều tra chống bán phá giá gỗ dán của Việt Nam.

Bộ Công Thương đề nghị

Bộ Công Thương đề nghị Hàn Quốc hủy bỏ điều tra chống bán phá giá gỗ dán Việt Nam

Ngày 29/4, KTC đã ban hành kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra chống bán phá giá gỗ dán của Việt Nam. Theo đó, KTC sơ bộ cho rằng các doanh nghiệp gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam đang bán phá giá vào thị trường Hàn Quốc với biên độ từ 9,15 – 10,65% gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước này.

Sau khi nghiên cứu các nội dung trong kết luận sơ bộ, phân tích và đối chiếu với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như thực tiễn kinh nghiệm điều tra của các nước, mới đây Bộ Công Thương đã gửi đi bản lập luận để bày tỏ quan điểm đối với kết luận sơ bộ của KTC.

Thứ nhất, Bộ Công Thương đề nghị KTC xem xét, đảm bảo nguyên đơn có đủ tư cách đại diện cho ngành sản xuất trong nước theo quy định.

Thứ hai, Bộ Công Thương đề nghị KTC xem xét, điều chỉnh phạm vi sản phẩm bị điều tra. Theo Bộ Công Thương, phạm vi sản phẩm trong vụ việc này là rất rộng, bao gồm cả sản phẩm doanh nghiệp Hàn Quốc không sản xuất. Ngoài ra, sản phẩm gỗ dán của Việt Nam không phải là sản phẩm tương tự, cạnh tranh với các mặt hàng mà các doanh nghiệp Hàn Quốc sản xuất.

Thứ ba, Bộ Công Thương đề nghị KTC xem xét lại phương pháp tính toán biên độ bán phá giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng như xem xét đầy đủ các chỉ số hoạt động của ngành sản xuất trong nước khi đanh giá thiệt hại.

Thứ tư, Bộ Công Thương nhấn mạnh tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với các ngành sản xuất khác của Hàn Quốc sử dụng gỗ dán là nguyên liệu chính, mà trong đó hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong trường hợp KTC vẫn quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ Công Thương đề nghị KTC cân nhắc áp dụng một mức thuế hợp lý căn cứ theo các quy định của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc để giảm thiểu tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, không gây ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa hai nước đang diễn biến tốt đẹp.

Vương Hằng

THCL

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN