Đề nghị hỗ trợ hơn 515 tỉ đồng cho 25 tỉnh khắc phục hạn, mặn

09:22 | 15/04/2020

DNTH: Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị hỗ trợ kinh phí phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2020.

de nghi ho tro hon 515 ti dong cho 25 tinh khac phuc han man
Tại vùng ĐBSCL, xâm nhập mặn đã làm hư hỏng 49.800 ha lúa và khoảng 96.000 hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt. (Ảnh minh họa)

Công văn do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp ký có nội dung: Do ảnh hưởng của sự thiếu hụt lượng mưa trong mùa mưa năm 2019, lượng nước trữ trong các hồ chứa thủy lợi, thủy điện ở hầu hết các khu vực trong cả nước đều ở mức thấp, phổ biến từ 50-80% dung tích thiết kế.

Điển hình, các hồ chứa thủy điện thường xuyên tham gia bổ sung nước cho sản xuất nông nghiệp: ở thượng nguồn hệ thống sông Hồng - Thái Bình chỉ trữ đạt khoảng 60% dung tích thiết kế (riêng hồ Hòa Bình ở mức 63% - ở mức thấp nhất trong 30 năm qua, kể từ khi đưa vào vận hành); ở khu vực Trung Bộ chỉ đạt mức 15-30%.

Dòng chảy hầu hết các sông suối cũng bị thiếu hụt; trên sông Mê Kông về ĐBSCL bị thiếu hụt nghiêm trọng, thậm chí thấp hơn cả năm 2015-2016 (năm xuất hiện xâm nhập mặn kỷ lục).

Tình trạng trên đã dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử ở vùng ĐBSCL; hạn hán, thiếu nước ở khu vực miền núi phía Bắc, Trung du và Đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ và Tây Nguyên.

Dự báo trong thời gian tới, lượng mưa khả năng tiếp tục thiếu hụt và có nắng nóng kéo dài nên nguy cơ sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước ở Tây Nguyên đến tháng 5/2020 và trên diện rộng, mức độ gay gắt tại khu vực Trung bộ đến hết tháng 8/2020.

Về công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, công văn cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22/01/2020 và chỉ đạo, hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan về việc triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, các địa phương đã chủ động bố trí kinh phí để thực hiện, bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân, như: Tăng cường bơm nước, nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, sửa chữa nhỏ công trình, 2 đắp đập tạm ngăn mặn, giữ ngọt, lắp đặt trạm bơm dã chiến, đào ao, giếng trữ nước, khoan giếng, kéo dài đường ống cấp nước sinh hoạt, lắp đặt thêm vòi nước công cộng, các thiết bị trữ nước, lọc nước, chở nước sinh hoạt;

Các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đã mang lại hiệu quả cao. Cụ thể, ở khu vực ĐBSCL, mặc dù mức độ xâm nhập mặn ở mức cao hơn đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng năm 2015-2016 nhưng tổng thiệt hại lúa vụ Mùa 2019 và Đông Xuân 2019-2020 đến nay là 49.800 ha (Mùa 16.000 ha, Đông Xuân 33.800 ha), chỉ bằng 1,81% so với diện tích gieo trồng, 12,3% so tổng cộng thiệt hại năm 2015-2016 (tổng diện tích lúa thiệt hại năm 2015-2016 là 405.000 ha); lúc cao nhất có khoảng 96.000 hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt, thấp hơn khoảng 114.000 hộ so với năm 2015-2016 (210.000 hộ). Ở khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, toàn bộ diện tích gieo cấy được cấp đủ nước phục vụ gieo cấy, tổng lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện 2,68 tỉ m3 , tiết kiệm từ 2-3 tỉ m3 so với các năm gần đây.

Đến nay, Bộ NN&PTNT đã nhận được văn bản của 25 địa phương (không bao gồm 8 địa phương thuộc khu vực ĐBSCL đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý hỗ trợ khẩn cấp từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020) và 1 đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc Bộ NN&PTNT về đề nghị hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn với kinh phí tổng cộng 2.499,498 tỉ đồng.

Tuy nhiên, sau khi rà soát theo nội dung, nguyên tắc và mức hỗ trợ đề nghị trên và mức độ ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn tại các địa phương, Bộ NN&PTNT đề nghị hỗ trợ tổng cộng 515,300 tỉ đồng.

de nghi ho tro hon 515 ti dong cho 25 tinh khac phuc han man
Mức hỗ trợ cụ thể cho từng địa phương.

Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trước đó, ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL.

Quyết định nêu rõ: Hỗ trợ 530 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 cho 8 địa phương vùng ĐBSCL gồm: Bến Tre 70 tỉ đồng, Long An 70 tỉ đồng, Tiền Giang 70 tỉ đồng, Cà Mau 70 tỉ đồng, Kiên Giang 70 tỉ đồng, Sóc Trăng 60 tỉ đồng, Trà Vinh 60 tỉ đồng, Bạc Liêu 60 tỉ đồng.

Mai Anh

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao

Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.

Dồn lực giải tỏa công suất năng lượng tái tạo

Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực hỗ...

Vĩnh Phúc lên tiếng về căn cứ triển khai dự án ven hồ Đại Lải

Sau kết luận của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm của các dự án ven hồ Đại Lải, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc mới đây cung cấp nhiều văn bản liên quan.

Ô nhiễm ánh sáng hiểm họa khôn lường

So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn. Ô nhiễm ánh sáng ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt,...

Thủ tướng chủ trì họp về các giải pháp cấp bách phòng chống thiên tai

Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện cũng như xử lý một số kiến nghị, không để tình...

XEM THÊM TIN