Đề xuất chăn nuôi bò đầu nguồn sông Tiêm – Hà Tĩnh: Chủ tịch huyện Hương Khê 'cầm đèn chạy trước ô tô'
10:59 | 17/07/2019
DNTH: Hơn 300ha cao su trồng đầu nguồn sông Tiêm đang ở đỉnh cao khai thác mủ bỗng chốc đứng trước nguy cơ bị cạo trọc để nhường đất cho một doanh nghiệp khác đầu tư chăn nuôi bò.
Hàng trăm ha cao su đầu nguồn đứng trước nguy cơ bị “khai tử” nhường đất cho dự án nuôi bò. |
Đáng nói chủ trương này một mình lãnh đạo huyện Hương Khê “tự biên, tự diễn”, cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh không hề hay biết, gây nên sự bức xúc, hoang mang cho hàng trăm người lao động Cty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh.
Đánh đổi môi trường
Những năm đầu thập kỷ 90 cây cao su bén duyên mảnh đất Hà Tĩnh. Đến khoảng giữa những năm 2000, Nghị quyết HĐND tỉnh Hà Tĩnh xác định cao su là cây trồng chủ lực ở các huyện miền núi như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên… Đặc biệt, thời kỳ giá mủ cao su chế biến vượt mốc 100 triệu đồng/tấn, cây cao su ở Hà Tĩnh không khác “mỏ vàng trắng”. Thời điểm ấy nhiều năm liền Cty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) đóng góp cho ngân sách lên đến gần 10 tỷ đồng/năm; đóng nộp BHXH cho hàng nghìn lao động với số tiền trên dưới 15 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, giá mủ cao su giảm sâu khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn. Đây là giai đoạn DN cần sự đồng hành của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, nhưng thực tế đang diễn ra tại huyện Hương Khê thì ngược lại.
Ngày 11/6, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Lê Ngọc Huấn phát đi công văn đề nghị tỉnh Hà Tĩnh: “Chấp thuận cho một công ty sữa thực hiện khảo sát, lập dự án phát triển chăn nuôi bò quy mô 12.000 con tại tiểu khu 240, 241 thuộc địa bàn xã Hương Vĩnh, Hương Xuân”. Đáng nói, trong số 342ha huyện này đã lập đoàn đi khảo sát có đến 300ha đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh giao cho Cty cao su Hà Tĩnh quản lý, sử dụng đến ngày 31/12/2050 và 42ha là đất ở, đất lâm nghiệp, trồng cây hàng năm của một số hộ dân thuộc xã Hương Vĩnh.
Trao đổi với NNVN, lãnh đạo Cty Cao su Hà Tĩnh khẳng định: “Việc đoàn cán bộ huyện Hương Khê năm lần bảy lượt vào rừng cao su nông trường Hàm Nghi, nông trường Phan Đình Phùng đo đạc, khảo sát dự án chăn nuôi bò mà không thông báo với Cty là vi phạm pháp luật. Nếu tỉnh Hà Tĩnh lấy diện tích trên để giao cho DN khác thì Cty cao su Hà Tĩnh không còn gì để phát triển”.
Chu kỳ khai thác mủ của vườn cây đang còn hơn 10 năm, thậm chí nhiều diện tích đang thời kỳ kiến thiết cơ bản. |
Vị lãnh đạo này cho biết thêm, từ năm 1997 NT Hàm Nghi và NT Phan Đình Phùng là 2 đơn vị chủ lực của Cty. Với gần 1.410ha cao su đang đỉnh cao giai đoạn khai thác, hàng năm sản lượng mủ của 2 NT chiếm hơn 70% tổng sản lượng mủ của toàn Cty; giải quyết việc làm cho hơn 200 công nhân và gần 50 hộ dân nhận khoán.
“Nếu huyện Hương Khê “bán đứng” diện tích cao su trên cho DN khác nuôi bò thì hệ lụy không chỉ “khai tử” Cty cao su Hà Tĩnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, việc làm của hàng trăm lao động địa phương. Đặc biệt, những cán bộ thực thi luật pháp còn vi phạm Điều 61, 62 Luật Đất đai sửa đổi năm 2013”, một lãnh đạo Cty cao su Hà Tĩnh nhấn mạnh.
Là người đầu tiên chứng kiến cây cao su bám rễ mảnh đất “chảo lửa, túi mưa”, ông Đặng Bá Thức - Chủ tịch Hội KHKT lâm nghiệp, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh khẳng định, việc chặt bỏ hàng trăm ha cao su đầu nguồn đã khép tán để trồng cỏ nuôi bò chẳng khác gì “bán lá phổi xanh”. Thời kỳ Hà Tĩnh còn khó khăn, đất rừng chủ yếu đất trống, đồi trọc bỏ hoang. Nếu không có cây cao su thì rừng Hà Tĩnh khó có thể phủ xanh được như bây giờ. Hiện tại, dù cây trồng này đang ở giai đoạn khó khăn nhưng Bộ NN-PTNT vẫn luôn khẳng định, cao su là cây đa mục tiêu, ngoài đem về giá trị kinh tế còn đóng vai trò bảo vệ môi trường đất, môi trường nước rất lớn.
“Nếu không muốn dẫm lên vết xe đổ của dự án chăn nuôi bò Bình Hà, ở huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh thì lãnh đạo huyện Hương Khê cần dừng ngay ý tưởng chuyển đổi cây cao su sang trồng cỏ, nuôi bò ở TK 240, 241”, ông Đặng Bá Thức nói.
Hơn 200 lao động có nguy cơ thất nghiệp
Nông trường Hàm Nghi tiền thân là nông trường chè. Trước năm 1997 hiệu quả kinh tế từ cây chè thấp nên HĐND tỉnh Hà Tĩnh đồng ý cho chuyển đổi gần 630ha sang trồng cây cao su. Kể từ đó đến nay diện tích cao su phát triển tốt, phù hợp đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn. Bình quân năng suất mủ đạt 1,2 tấn/ha; một số vườn thuộc Đội 2, 3 thời điểm thâm canh tốt năng suất đạt tới 1,8 tấn/ha; tạo công ăn việc làm cho 116 công nhân và 20 hộ nhận khoán.
Hơn 200 công nhân và hàng chục hộ dân liên kết bức xúc trước chủ trương phi khoa học của lãnh đạo huyện Hương Khê. |
Ông Trần Thanh Nam, Phó giám đốc nông trường bức xúc nói: “Đất có thổ công, sông có hà bá. Chúng tôi đang sản xuất ổn định, hiệu quả, đùng một cái lãnh đạo huyện Hương Khê kéo vào chỉ chỉ trỏ trỏ, không hề thông báo với chúng tôi và còn nói với công nhân sắp chuyển đổi cao su sang nuôi bò khiến cho anh em rất hoang mang, lo sợ mất việc làm”. Theo ông Nam, hiện chu kỳ khai thác diện tích cao su của nông trường đang còn hơn 10 năm; ngoài ra một số diện tích liên kết với các DN đóng trên địa bàn trồng tại xã Phú Gia, Hương Vĩnh, Hương Long chưa đến tuổi khai thác, gây thiệt đơn thiệt kép cho nông trường Hàm Nghi nói riêng, Cty Cao su Hà Tĩnh nói chung.
Gần 12 năm gắn bó với cây cao su, khi hay tin UBND huyện Hương Khê có chủ trương phá bỏ cây trồng này chuyển sang trồng cỏ, nuôi bò, ông Trần Bá Quý, công nhân đội 2 - NT Hàm Nghi thở dài nói: “Gia đình tôi 6 miệng ăn nhìn hết vào đồng lương cạo mủ cao su của tôi. Bây giờ huyện đem chặt bỏ cây trồng chủ lực này thì không khác gì cướp miếng cơm của người dân, công nhân lao động”.
Khi đề cập đến chủ trương phá cao su nuôi bò ở huyện Hương Khê, một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh khẳng định, tỉnh chưa hề có chủ trương về vấn đề này. Việc chặt bỏ cả rừng cao su đầu nguồn xung yếu để trồng cỏ nuôi bò là không thể, bởi bài học nhãn tiền từ sự thất bại về mặt chủ trương, kinh tế, xã hội của dự án chăn nuôi bò Bình Hà vẫn còn đó.
Công văn “cầm đèn chạy trước ô tô” của Chủ tịch huyện Hương Khê. |
Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cho hay, đơn vị mới chỉ nghe thông tin và chưa thấy chủ trương nào của tỉnh cho chuyển đổi từ dự án cao su sang trồng cỏ, nuôi bò nên Sở chưa có ý kiến gì. |
Theo THANH NGA
Báo Nông Nghiệp
https://nongnghiep.vn/de-xuat-chan-nuoi-bo-dau-nguon-song-tiem-%E2%80%93-ha-tinh-chu-tich-huyen-huong-khe-cam-den-chay-truoc-o-to-post245010.html?fbclid=IwAR2esu0ncMQWzW1vR0tHdHNt776HOaHXSGypqFKn9NRySgx6wfwKPKYxRjU
Cùng chuyên mục
- Tags:
- chăn nuôi bò /
- huyện Hương Khê /
- sông Tiêm – Hà Tĩnh /
- cao su /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?
Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.
Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?
Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...
Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.
Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.
Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?
Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...
Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn
Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...