Đề xuất giảm 10-20% với một loạt phí, lệ phí cho ngành hàng không

12:00 | 04/05/2020

DNTH: Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo thông tư quy định mức thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không. Điều này nhằm hỗ trợ cho các hãng trước sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

de xuat giam 10 20 voi mot loat phi le phi cho nganh hang khong
Bộ Tài chính đề xuất giảm hàng loạt phí, lệ phí cho các doanh nghiệp hàng không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo đó, mức thu mới sẽ áp dụng đến hết năm 2020 và trở lại mức ban đầu từ 2021.

Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất giảm phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không sân bay bằng 90% mức thu hiện hành. Hiện tại, mức thu phí đối với dịch vụ này là 165.000 đồng/lượt hạ hoặc cất cánh; phí kinh doanh cảng hàng không là 335.000 đồng/lượt tương tự.

Về phần mức thu, nộp phí hải quan và lệ phí ra, vào cảng hàng không, sân bay đối với chuyến bay của nước ngoài đến các Cảng hàng không Việt Nam, Bộ Tài chính cũng đề xuất giảm ở mức tương ứng bằng 90% mức thu hiện tại. Hiện, mức lệ phí ra, vào cảng, hàng không sân bay là 50 USD/chuyến bay đến và phí hải quan cũng là 50 USD/chuyến.

Đối với mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay và phí thẩm định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không dân dụng; cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay cũng được nêu cụ thể trong Dự thảo thông tư. Trong đó, phí thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận chứng chỉ; cơ sở thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng, thử nghiệm máy bay và các trang thiết bị lắp trên tàu bay… sẽ giảm từ 20 triệu xuống còn 16 triệu/lần đối với cấp lần đầu.

Mức phí thẩm định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không dân dụng; cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay theo đề xuất của Bộ Tài chính. Phí cấp lại do thay đổi nội dung cũng giảm từ 15 triệu xuống 12 triệu đồng và phí cấp lại do mất, rách, hỏng giảm từ 2,4 triệu xuống 1,92 triệu đồng.

Với phí thẩm định cấp giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay: Các cơ sở kiểm soát đường dài (ACC); Trung tâm Quản lý luồng không lưu (ATFM); Cơ sở Kiểm soát tiếp cận tại sân (APP/TWR); Cơ sở Thông tin dẫn đường giám sát (CNS) được đề xuất giảm từ 30 triệu xuống 24 triệu đồng với hình thức cấp lần đầu và giảm từ 10 triệu xuống còn 8 triệu với phí cấp lại.

Phí thẩm định cấp giấy phép cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khác giảm từ 15 triệu xuống 12 triệu đồng/lượt lần đầu.

Đặc biệt, phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh, dịch vụ hàng không được Bộ Tài chính đề xuất giảm sâu lên tới 20%.

Cụ thể, phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại giảm từ 20 triệu đồng xuống 16 triệu.

Phí cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không quốc tế giảm từ 50 triệu xuống 40 triệu đồng. Và cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không khác giảm từ 30 xuống 24 triệu.

Trước đó, như đã đề cập, ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hàng loạt hãng hàng không và dịch vụ hỗ trợ cảng hàng không bị ảnh hưởng nặng nề.

Báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước mới đây đã cho biết tình cảnh khó khăn của các doanh nghiệp ngành hàng không và dịch vụ hỗ trợ cảng hàng không. Cụ thể, HVN (Tổng công ty Hàng không Việt Nam) là doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề nhất với số lỗ dự kiến là 2.382 tỉ đồng trong 3 tháng đầu năm 2020. Không chỉ bị mất toàn bộ các tuyến bay quốc tế, mà ở thị trường trong nước, HVN là hãng có tần suất khai thác lớn nhất trong giai đoạn hạn chế này chỉ có 30/30 chuyến đến Đà Nẵng và 20/30 chuyến chặng Hà Nội – TP.HCM và ngược lại.

Trong mùa dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh của ACV (Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) cũng bị thiệt hại đáng kể. Tổng doanh thu của ACV trong Quý 1/2020 ước đạt 4.064 tỉ đồng, giảm 832 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận ước đạt 1.857 tỉ đồng, giảm 586 tỉ đồng so với cùng năm 2019. Dự kiến cả năm 2020, doanh thu của ACV đạt 11.339 tỉ đồng, giảm 10.230 tỉ đồng so với kế hoạch 2020; lợi nhuận đạt 1.476 tỉ đồng, giảm 9.335 tỉ đồng so với kế hoạch 2020.

Nguyên Đỗ

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN