Đến Lăng Cô thưởng thức mắm sò đặc sản trứ danh

15:53 | 27/05/2020

DNTH: Lăng Cô là địa phận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đây vốn nổi tiếng với nhiều loại đặc sản tươi sống như tôm, cua, ghẹ, sò lông, sò huyết, vẹm, hàu…Trong đó con sò hay tiếng địa phương gọi là “sặc” cũng là một loại đặc sản ở đầm Lăng Cô được chế biến thành một loại mắm trứ danh có tên gọi là mắm sò.

Lăng Cô nổi tiếng với nhiều loại đặc sản tươi sống nhờ sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng điều kiện tự nhiên biển, đầm phá bao bọc. Trong đó con Sò cũng là một loại đặc sản đầm Lăng Cô tuy không được ưa chuộng sử dụng tươi sống nhiều như các loại đặc sản khác nhưng lại nổi tiếng thơm ngon qua một công đoạn chế biến thành một loại mắm gọi là mắm sò.

Ở Lăng Cô hiện nay có rất nhiều hộ gia đình có thể tự làm mắm sò nhưng nổi tiếng làm mắm sò có tiếng thơm ngon là gia đình Mệ Cặn với 20 năm làm mắm sò ở ngay ngã ba đường vào chợ Lăng Cô. Theo Mệ Cặn, để làm được mắm sò thì không khó nhưng để có một chai mắm sò thơm ngon, để được lâu đòi hỏi người làm mắm phải hiểu rõ đặc tính của sò và phải có cái tâm.


mắm sò lăng cô
 

Để bắt được sò lông người bắt phải thật kiên trì và nhẫn nại vì phải ngâm mình hàng giờ dưới nước mặn mới kiểm đủ lượng sò về để làm mắm
 

Mắm sò được làm từ loại Sò lông, loại sò này được người dân địa phương gọi với cái tên khác là con Sặc. Sò lông hầu như có mặt ở Lăng Cô quanh năm, tuy nhiên vào những lúc mưa gió như tháng 9, tháng 10 nước dâng cao, người dân không thể đi cào được. Còn lại những ngày trời đẹp người dân nơi đây sẽ đi cào sò, dụng cụ cào thì vô cùng đơn giản, chỉ cần một bàn cào nho nhỏ và một vật dụng bất kỳ để đựng là được.

Hương vị thơm ngon, mặm mòi của loại mắm sò Lăng Cô, đặc sản của Huế này có thể khiến cho những người kén ăn, và những người chưa bao giờ ăn thích thú ngay từ lần đầu thưởng thức.

Hương vị thơm ngon, mặm mòi của loại mắm sò Lăng Cô, đặc sản của Huế này có thể khiến cho những người kén ăn, và những người chưa bao giờ ăn thích thú ngay từ lần đầu thưởng thức


Sò được bắt hay mua về sẽ  lấy mũi dao nhọn cậy vỏ lấy sò, rửa thật sạch cát và các tạp chất nhiều lần đến lúc nước trong. Không được ngâm nước quá lâu thì sò sẽ nở to lợi cho người làm mắm nhưng mắm sẽ mau hỏng; sau đó vớt ra rá (rổ), để khô nước chừng 50 phút, đổ sò đã khô nước vào thau sạch, bỏ muối hột (hay còn gọi là muối sống) được giã mịn với tỷ lệ 10 chén sò: 2 chén muối.

Tuyệt đối không được bỏ muối bột (hay muối chín) vì muối bột có độ mặn thấp dễ hư mắm, nhưng nếu bỏ nhiều muối quá mặn cũng không thể ăn; ớt bột và riềng sắc nhỏ bỏ tỷ lệ tùy thuộc nhu cầu người ăn cay nhiều hay ít; trộn thật đều sò, muối, ớt, riềng rồi bỏ liền vào chai hoặc thẩu nhựa đậy thật kín, không để ra ngoài quá lâu ruồi nhặng bám vào rất dễ sinh giòi và mắm cũng nhanh hỏng.
 

mắm sò Lăng Cô

Giống nhiều loại mắm khác, mắm sò để càng lâu ăn càng ngon
 

Mắm khi được đưa vào thẩu đậy kín trong vòng 8 - 10 ngày mắm sẽ chín và có thể ăn được, biểu hiện mắm chín rõ nhất là phần xác sò sẽ nổi lên trên, phần nước bên dưới có màu đục như màu nước mắm. Sò càng lên cao, nước mắm bên dưới thẩu càng nhiều chứng tỏ mắm ấy để đã lâu, khách hàng khi mua nhằm loại mắm này cần ăn liền không nên để thêm mắm sẽ nhanh hỏng.

Nhìn thấy nước bên dưới chai mắm là lúc mắm có thể ăn được, ta dùng đũa sạch vớt ra một lượng mắm vừa đủ dùng và đóng lại thật kín nhằm bảo quản lần sau; khi múc mắm ra chén, ta thấy có màu đỏ tươi rất bắt mắt, giã một ít tỏi trộn lẫn vào mắm để tăng thêm mùi thơm và hương vị của mắm. Nếu thấy mặn ta có thể cho thêm ít đường, bột ngọt tùy thuộc khẩu vị người thưởng thức để linh hoạt gia giảm gia vị.

Mắm sò rất có thể được dùng với cơm nóng hoặc làm món nước chấm khi sử dụng thêm rau sống, dưa giá, khế chua kẹp thịt ba chỉ (ba rọi). Vị dai, thơm của sò, vị mặn của mắm, vị chua của khế và vị béo ngọt của thịt ba chỉ. Tất cả những tinh túy ấy làm nên sự hoàn thiện của món mắm sò trứ danh.

Mai Quỳnh

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Sữa bột bổ sung tổ yến Vinamilk mới – bố mẹ yên tâm bé hấp thu tốt, bắt kịp đà tăng trưởng

Sản phẩm mới Dielac Grow Plus có Tổ Yến được Vinamilk giới thiệu như giải pháp hữu hiệu giúp cách cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi của bé nhờ sự kết hợp của bộ ba dưỡng chất “tổ yến”, “lợi khuẩn” và...

Nông dân thu tiền triệu nhờ đặc sản "tôm bay", dân thành phố lùng mua cũng không có

Cứ mỗi độ hè về món “tôm bay” đã trở thành đặc sản xuất hiện trên bàn ăn của nhiều gia đình. Tại các chợ dân sinh dạo gần đây rộ rao bán các loại châu chấu với giá khá đắt từ 250.000 – 300.000 đồng/kg nhưng nhiều người...

Đà Nẵng: Công nhận 4 sản phẩm thương mại đặc trưng

UBND thành phố vừa có quyết định công nhận các sản phẩm đạt “Sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng của thành phố Đà Nẵng năm 2019” - Danang Value 2019. Chứng nhận “Danang Value” nhằm tôn vinh những sản phẩm thương mại mang nét...

Quảng Nam: Đậm đà dư vị nước mắm Cửa Khe Hai Hiền

Nước mắm Cửa Khe (xã Bình Dương, Thăng Bình) là sản phẩm thắm đượm hồn quê, thơm ngon tinh khiết, chỉ được chế biến từ cá cơm than không lẫn với bất kỳ hải sản nào.

Sữa bột trẻ em Vinamilk Dielac Grow Plus có Tổ Yến – Giải pháp dinh dưỡng mới cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Với mong muốn mang đến những giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ em, góp phần vào mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, Vinamilk đã cho ra mắt sản phẩm sữa bột “Dielac Grow Plus có Tổ Yến”. Sản phẩm mới này là...

'Dệt' hương cho trà

Chẳng biết tự bao giờ, người Việt Nam có thú uống trà ướp hương hoa. Ðể rồi, nâng chén trà lên, vừa được nhâm nhi hương vị của trà, vừa thưởng thức hương hoa của bốn mùa. Người Hà Nội cầu kỳ trong lối ăn, lối chơi, nên có...

XEM THÊM TIN