Đến thăm Nhà Vương, nhớ lời hẹn ước của Bác Hồ với Vua Mèo

08:43 | 02/02/2018

DNTH: DN&TH; Ở Đồng Văn có một điểm du lịch văn hóa vô cùng thú vị, đó là Nhà Vương hay còn được gọi là Dinh Vua Mèo. Và tình cờ, trong một lần đến đây du ngoạn, người viết được hạnh ngộ tiếp chuyện ông Vương Duy Bảo, cháu nội của Vua Mèo Vương Chí Sình. Qua câu chuyện, một lời hẹn ước lịch sử giữa người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Vua Mèo Vương Chí Sình đã được tiết lộ.

HỒ CHỦ TỊCH TẶNG ÁO VÀ GƯƠM

 Lịch sử của người H’Mông Đồng Văn là một cuộc thiên di lớn nhất trong dân tộc H’Mông. Đây cũng là thời kỳ của những vị Vua Mèo với những câu chuyện đã thành huyền thoại.

 Theo ông Vương Duy Bảo (nguyên Phó Cục trưởng cục Văn Hóa Cơ Sở - Bộ Văn Hóa - Thể Thao - Du Lịch), vào triều nhà Nguyễn, cụ ông Vương Chính Đức đã được triều đình phong làm quan để cai quản khu vực miền biên viễn  của Hà Giang gồm 4 huyện là Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn. Ông không xưng vua, cái tên Vua Mèo là do người dân kính trọng, tự suy tôn đối cụ, rồi sau này đến người con trai Vương Chí Sình.

 Vua Mèo đệ nhất Vương Chính Đức có hai người con trai là Vương Chí Tinh và Vương Chí Sình. Ông Vương Chí Sình sinh năm 1886. Trong trí nhớ của ông Vương Duy Bảo, ông nội mình là người rất tháo vát, cần cù, chịu khó, giỏi làm ăn. Tài năng hơn người, khi đến tuổi trưởng thành ông đã đi khắp nơi tìm hiểu thị trường giao thương buôn bán với người Pháp, người Trung Quốc.

 Vương Chí Sình có 3 người vợ. 2 người vợ đầu tiên của ông đều là người dân tộc H’Mông. Người vợ thứ ba tên là Trương Mỹ Thuận, người Việt gốc Hoa. Bà Thuận xinh đẹp, giỏi giang và là con gái của bà Trần Thị Síu (người Việt gốc Hà Đông) và ông Trương Siêu (gốc Hoa, phục vụ Pháp văn cho Tôn Trung Sơn).

 Sau khi cưới Vương Chí Sình, hai mẹ bà con Thuận về sống trong Phó Bảng. Bà Thuận giúp chồng quản lý về mặt tài chính. Bà Síu, mẹ vợ phụ trách về mặt ngoại giao, quan hệ với các phe phái thế lực. Với sự hỗ trợ đắc lực của vợ và mẹ vợ, từng cân thuốc phiện đã trở thành những đồng bạc xòe, những thỏi vàng và giúp cho gia đình nhà họ Vương thêm vững mạnh.  Người vợ thứ tư là bà Nguyễn Thị Hội người Việt quê ở Hà Đông.

 Như bản nhạc hồi ức, khiến cho những kỷ niệm cũ tràn về dâng trào, ông Bảo chậm rãi kể, cũng như nhiều người dân khác của vùng cao nguyên đá Đồng Văn dù có rất nhiều vàng, bạc nhưng cuộc sống của Vua Mèo rất giản dị.

 “Tôi được sống với cụ đến năm gần 10 tuổi. Mọi thái độ, cử chỉ, cách ăn mặc của ông rất giản dị, dễ gần. Ông thường hay bộ quần áo chàm đen do gia đình tự dệt, dép được bện từ những sợi rơm của lúa nương, ngủ trên những tấm phản được ghép lại từ những tấm gỗ rừng. Ông thường hay giúp đỡ, hỗ trợ những người nghèo trong vùng. 

 Đặc biệt, ông thương con cháu. Mỗi buổi tối, ông hay kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cổ tích H’mông. Chưa bao giờ tôi thấy ông quát, mắng hay đánh bất cứ người cháu nào. Ông dạy con cháu phải chịu khó lao động mới có cái ăn, mới không phải khổ. Ngoài ra, ông còn chụi khó học hỏi mọi thứ để nâng cao kiến thức cho mình", ông Bảo trầm ngâm.

 Tài năng hơn người, đức độ, dễ gần nên ông Vương Chí Sình được người dân trong vùng kính trọng và tiếp tục suy tôn là Vua Mèo đệ nhị.

 Sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, mảnh đất Đồng Văn, Hà Giang trở nên phức tạp bởi thực dân Pháp, Tưởng Giới Thạch và Quốc dân đảng cùng ra sức lôi kéo cha con Vương Chính Đức, Vương Chí Sình về phía mình để chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng ra sức ngăn cản không cho Việt Minh lên gặp cha, con Vua Mèo.

 

QUYÊN TẶNG VÀNG CHO CHÍNH PHỦ

 Từ khi theo Bác, theo Cách mạng, Vua Mèo Vương Chí Sình đã tuyên truyền vận động người dân một lòng theo Đảng. Không nghe theo những lời mua chuộc, lôi kéo của các thể lực phản động.

 Bên cạnh đó, Vương Chí Sình vẫn tích cực buôn bán để có tiền, có bạc, vàng giúp Cách mạng.  Năm 1946, tại Tuần lễ vàng, gia đình Vương Chí Sình mang 22.000 đồng tiền bạc già hoa xòe, 9kg vàng quyên góp cho Chính phủ. “Ngoài ra, gia đình tôi có rất nhiều lần quyên góp lẻ tẻ từ vài cân vàng đến vài nghìn đồng bạc hoa xòe cho Chính phủ Việt Minh. Chỉ tiếc những giấy đó bị thất lạc với thời gian khi xảy ra chiến tranh biên giới năm 1979” ông Bảo nhớ lại.

 Trong chiến dịch Biên giới năm 1950-1952, Vương Chí Sình cũng đã giúp đỡ bộ đội hành quân sang Cao Bằng. Trước khi đi, ông còn biếu mỗi người một nắm xôi, 1 chiếc đùi gà và một gói thuốc lá Pháp. Đại tá Nguyễn Trọng Hàm - nguyên Phó tham mưu trưởng Quân khu Thủ Đô, ông Phạm Ngọc Côn, những người chiến sĩ quyết tử năm xưa, là 2 trong số những người được Vương Chí Sình giúp đỡ khi đó.

 Năm 1963, trước khi ông mất, có dặn, gia đình còn một số của cải tại nhà ở Phó Bảng, đào lên và nộp cho Chính phủ. Thực hiện lời dặn, gia đình đã đào lên được hàng vạn đồng bạc già hoa xòe, cân lên khoảng mấy tấn. Khi đó, dù còn nhỏ nhưng bản thân ông Vương Duy Bảo cũng là người trực tiếp tham gia bốc vác.

 Lúc bấy giờ là ông Nguyễn Đức Thống, Trưởng chi điếm Ngân hàng nhà nước Việt Nam huyện Đồng Văn là người tiếp nhận toàn bộ số bạc hoa xòe do gia đình nộp. Cả một ngày không biết bao nhiêu chuyến xe ô tô lên chở bạc già về Hà Nội. Ngoài ra, còn rất nhiều súng đạn đều nộp cho Nhà nước.

Năm 1946, khi Bác Hồ viết thư rồi cử người lên Đồng Văn mời Vương Chính Đức về Hà Nội để bàn việc nước. Cụ Vương Chính Đức xem xong thư xúc động, nhận thấy đây là cử chỉ vô cùng cao thượng của Bác Hồ, nhưng vì tuổi cao sức yếu, cụ đã 81 tuổi, không thể đi xa được, nên đã ủy quyền cho con trai là Vương Chí Sình đi thay về Hà Nội tiếp kiến Cụ Hồ.

 Nhờ các cán bộ Việt Minh tận tình giúp đỡ, ông Vương Chí Sình mới vượt qua được vòng vây và sự uy hiếp của Quốc Dân Đảng ở thị xã Hà Giang, về được tới Hà Nội an toàn. Trong buổi đi đến Phủ Chủ tịch để tiếp kiến Bác Hồ, ông Vương Chí Sình còn mang theo vợ ba Trương Mỹ Thuận, cùng người cháu ruột là Vương Quỳnh Sơn.

 Tại cuộc gặp đó, sau khi nghe Bác Hồ nói về con đường cách mạng Việt Nam, Vương Chí Sình vô cùng cảm phục và nhận kết nghĩa anh em với Bác Hồ. Ông hứa một lòng đi theo Việt Minh thề giữ trọn mảnh đất Đồng Văn cho Bác Hồ. Cũng tại buổi kết nghĩa này Bác Hồ đã đặt tên cho ông Vương Chí Sình là Vương Chí Thành. Sau cuộc hội kiến này, Bác Hồ đã giới thiệu ông Vương Chí Sình ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa I năm 1946.

TỜ GIẤY HẸN ƯỚC

 Để khẳng định lại tình đoàn kết anh em, năm 1948, Bác Hồ đã cử ông Trần Đăng Ninh lên Phó Bảng gặp Vương Chí Sình. Tại cuộc gặp đó có Vương Chí Sình, vợ ba Trương Mỹ Thuận, mẹ vợ Trần Thị Síu và Vương Quỳnh Sơn (bố ông Vương Duy Bảo).

 Nội dung cuộc gặp đó như sau: “Ông Vương Chí Sình sẽ cùng với người H’mông giữ vững mảnh đất này cho Cụ Hồ, cho cách mạng Việt Nam. Chính phủ, tạo điều kiện cho người H’mông được sống trong một đất nước có độc lập tự do, an cư ở mảnh đất này để sinh sống, không phải du canh du cư. Tạo điều kiện cho con cháu nhà họ Vương nói riêng và người H’Mông nói chung được học tập tiến bộ, tham gia vào sự nghiệp cách mạng, đóng góp vào việc xây dựng đất nước. Sau này, gia đình có gì khó khăn cứ đến Phủ chủ tịch sẽ được giải quyết”.

 Những nội dung này đã được khẳng định trong một bản viết tay do chính ông Trần Đăng Nnh ghi và trao lại cho gia đình ông Vương Chí Sình nội dung như sau: "Tôi là Trần Đăng Ninh, đặc biệt ủy nhiệm của Hồ Chủ tịch. Khi nào cụ Siếu (Síu -PV) về Trung châu (Hà Nội- PV), thì cụ cứ đến văn phòng Chủ tịch, chính phủ Hồ Chí Minh. Tôi sẽ đón tiếp cụ đúng lời đã hứa. Phó Bảng ngày 31/5/48".

 “Nội dung tờ giấy như một lời cam kết giữa gia đình với Bác. Gia đình chúng tôi đã giữ trọn lời hứa với Bác Hồ, giữ trọn mảnh đất Đồng Văn, cho cách mạng Việt Nam”, ông Vương Duy Bảo nói.

 Để ghi nhận những đóng góp của Vua Mèo – Vương Chí Sình, Nhà nước đã trao tặng cho ông huân chương “Đại đoàn kết dân tộc”.

 Khi trở về Đồng Văn, dù có rất nhiều thế lực lôi kéo mua chuộc, đe dọa nhưng Vương Chí Sình vẫn một lòng với Bác, giữ vững mảnh đất này cho cách mạng. Để minh chứng cho tấm lòng mình, Bác đã gửi tặng Vương Chí Sình một chiếc áo trấn thủ. Chiếc áo đó là của Hội phụ nữ tỉnh Hải Dương tặng Bác.

 Bác còn giao cho xưởng quân giới Việt Bắc rèn thanh gươm, hai mặt có 8 chữ do Bác đề tựa; "Tận trung báo quốc. Bất thụ nô lệ" tặng cho Vương Chí Sình. “Hai món quà Bác tặng cho ông nội tôi rất thâm thúy. Áo trấn thủ để bảo vệ biên cương, còn thanh gươm để chống lại kẻ thù”, ông Bảo nói.

NHỮNG HẬU DUỆ CỦA VUA MÈO

 Ngày nay, “Vua Mèo” là một huyền thoại, quá khứ của dân tộc H’Mông. Tiếp nối “Vua Mèo” Vương Chí Sình, các con, cháu đời sau đã không ngừng học tập, để vươn lên thoát khỏi đói nghèo, một lòng theo Đảng, không ngừng cống hiến cho đất nước.

 Hậu duệ vua Mèo thời nay nổi tiếng nhất nhà ông Vương Quỳnh Sơn (bố của ông Vương Duy Bảo). Ông là người đã từng chứng kiến lễ kết nghĩa anh em giữa Bác Hồ và Vua Mèo đệ nhị Vương Chí Thành, người mà ông gọi là chú ruột.

 Ông chứng kiến việc Vương Chí Thành nhận thanh kiếm báu do Bác tặng. Là người con ưu tú của dân tộc H’mông ở Đồng Văn, trong suốt cuộc đời, Vương Quỳnh Sơn được Nhà nước giao rất nhiều việc trọng đại. Ông từng làm trợ lý hành chính quân khu Việt Bắc, Ủy viên thường trực khu hành chính Lào Cai, Yên Bái…Trở thành người H’mông của dòng họ Vương tiêu biểu nhất thời kỳ hiện đại. Vương Quỳnh Sơn về già sống tại Hà Nội và mất vào năm 2008.

Những hậu duệ còn lại của vua Mèo hiện nay sống cạnh Nhà Vương nơi, Vua Mèo Vương Chí Đức và Vương Chí Sình sinh sống tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Hằng ngày, họ làm các công việc dịch vụ phục vụ cho du khách đến tham quan nhà Vương. Trong đó, có Vương Thị Chở ngày ngày làm hướng dẫn viên cho khách du lịch .

Hiện nay, Nhà Vương, đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng đất Hà Giang. Trung bình mỗi năm Nhà Vương đón hàng vạn du khách trong nước và ngoài nước đến thăm quan.

 

Phạm  Lý

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?

Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.

Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?

Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...

Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.

Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?

Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.

Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?

Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...

Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn

Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.

XEM THÊM TIN