Đeo mào cho xe công nghệ: Cước di chuyển tăng, ai chịu thiệt?

22:49 | 27/06/2019

DNTH: Đeo mào cho xe công nghệ sẽ làm tăng phiền phức cho chủ phương tiện. Hình ảnh một chiếc xe cá nhân cũng bị ảnh hưởng bởi chiếc “mào", từ đó khiến chủ xe ngần ngại không còn muốn tham gia vào nền tảng kết nối. Lượng xe ít hơn, cước mỗi chuyến xe cao thời, thời gian chờ đợi dài hơn...cuối cùng, chỉ người tiêu dùng chịu thiệt.

Người dùng lo lắng về cước xe công nghệ sắp tăng

Điểm ưu việt của mô hình gọi xe công nghệ chính là giá cả. Kết nối tài xế và hành khách có nhu cầu thông qua ứng dụng, các doanh nghiệp này không phải chịu nhiều chi phí như mô hình của taxi truyền thống và phần chi phí tiết kiệm này được giảm trực tiếp vào giá thành, khiến người tiêu dùng có được mức giá tốt nhất.

deo mao cho xe cong nghe: cuoc di chuyen tang, ai chiu thiet? hinh anh 1

Đeo mào cho xe công nghệ: Cước di chuyển tăng, chỉ người tiêu dùng chịu thiệt. Ảnh minh họa

Người tiêu dùng lựa chọn ứng dụng kết nối vận tải bởi ứng dụng này đã và đang làm cho việc di chuyển hàng ngày của họ trở nên dễ dàng, tiện lợi, nhanh chóng hơn với giá cả hợp lý và minh bạch (giá được hiển thị trên ứng dụng trước chuyến đi).

Người tiêu dùng sẽ chịu thiệt thòi nếu các ứng dụng đặt xe công nghệ bị áp đặt phải hoạt động giống như xe taxi. Những thủ tục và chi phí không cần thiết như chiếc hộp đèn trên nóc xe công nghệ sẽ là gánh nặng cho các tài xế, doanh nghiệp, sẽ hạn chế các cơ hội tận dụng lợi ích của kinh tế chia sẻ, cũng như sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế chia sẻ vốn đang là xu thế mạnh mẽ trên khắp thế giới. Điều này sẽ dẫn đến việc ít xe tham gia vào các ứng dụng đặt xe hơn, người dùng sẽ phải đợi xe lâu hơn và trả giá cao hơn cho mỗi chuyến xe, và như vậy cũng đồng thời xoá bỏ những đặc tính tiện ích, an toàn, hiệu quả cho giao thông do công nghệ mang lại.

Là người thường xuyên sử dụng dịch vụ đặt xe qua ứng dụng công nghệ, chị Nguyễn Minh Tâm (Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, việc đặt xe công nghệ thay vì đi các hãng taxi bởi vì sự tiện lợi, chất lượng dịch vụ cũng đảm bảo.

Ở góc độ người sử dụng, chị Tâm cho rằng, việc buộc phải gắn mào hay phù hiệu cho xe như Grab, FastGo hay Be là không cần thiết, việc này chỉ phù hợp với các hãng taxi truyền thống vì đó là dấu hiệu của khách hàng nhận diện khi "vẫy" xe dọc đường. Còn đối với xe công nghệ, chỉ cần có ứng nghệ đặt xe công nghệ là có thể nhận diện dễ dàng mọi thông tin về  xe, lái xe, số điện thoại liên lạc của lái xe… Chưa kể, việc sử dụng xe công nghệ “không có mào” cũng khiến khách hàng có cảm giác thoải mái hơn.

Còn chị Nguyễn Thị Tiên (38 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: “Tôi thường xuyên sử dụng đặt xe công nghệ để đi làm và đi lại trong cuộc sống hằng ngày bởi sự tiện ích, đi xe thoải mái, tài xế phục vụ cũng rất văn minh, lịch sự. Đặc biệt thông qua ứng dụng đặt xe tôi có thể theo dõi hành trình của tài xế mỗi khi đón xe cho con đi học, yên tâm hơn mỗi khi bận việc”.

Theo chị Tiên, khi ép xe công nghệ vào mô hình xe “đeo mào”, hàng loạt chi phí sẽ phát sinh và được chiết tính vào chi phí vận hành, khi đó, cước phí di chuyển chắc chắn sẽ tăng và chính người dùng phải gánh chịu. Nếu không kham được, việc sử dụng lại phương tiên cá nhân sẽ gia tăng, dẫn đến kẹt xe, gia tăng phát thải. Thiệt thòi sẽ không chỉ dừng lại ở người dùng nữa…

Có nhiều kinh nghiệm hơn với xe công nghệ, chị Nguyễn Thị H. (quận 7, TP. HCM) cho biết đã từng rất nhiều lần bị tài xế xe công nghệ đề nghị huỷ chuyến khi đặt xe tại sân bay hoặc các trung tâm thương mại với lý do “xe công nghệ bị ngăn cản, không vào được”. Chị H. lo ngại, nếu bị đeo mào, các xe này sẽ càng bị ngăn cản nhiều. “Vậy thì người dùng như chúng tôi sẽ không có cơ hội đón được xe tại các trung tâm thương mại, sân bay, khách sạn... nữa à?”, chị H. đặt câu hỏi.

Hết thời minh bạch, tiết kiệm và tiện lợi của xe công nghệ?

Nhiều chuyên gia lo ngại, khi “đeo gông” thì những loại hình “xe công nghệ” sẽ mất đi tính ưu việt, văn minh và đặc biệt, tăng giá cước. Không phải ngẫu nhiên mà mới xuất hiện trên thị trường vài năm trở lại đây nhưng những mô hình công nghệ kết nối di chuyển như Grab, Uber, Fastgo… đều đã đạt được kết qủa ấn tượng và được người tiêu dùng lựa chọn. Bởi tính minh bạch, tiết kiệm và tiện lợi mà trước kia taxi truyền thống không hề có.

Chuyên gia chiến lược Đỗ Hòa cảnh báo, nếu “ép” các nền tảng kết nối vào mô hình của một doanh nghiệp vận tải, trở về đúng bản chất của mô hình taxi truyền thống thì người dân sẽ hết thời đi giá rẻ. Khi đó, buộc các hãng kết nối phải phình bộ máy, tăng chi phí thuê mặt bằng, chi phí quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng xe, chi phí lương thưởng, chế độ đãi ngộ cho nhân viên… Tất cả chi phí sẽ được doanh nghiệp áp vào giá thành, bao nhiêu cái mới, cái hay, cái tiến bộ sẽ trở nên vô nghĩa.

Đồng quan điểm này, chuyên gia chính sách công Nguyễn Quang Đồng nhận định: “Chuyện giải bài toán về các quy định đối với dịch vụ kết nối vận tải cũng đồng thời là giải bài toán chung cho các lĩnh vực khác của các xu hướng kinh tế số như hiện nay và sẽ ngày càng phổ biến hơn trong tương lai gần. Với cách tiếp cận và phối hợp hợp lý giữa các Bộ, ngành, không cần phải “ép” Grab, GoViet hay Be vào “ngành vận tải”, Nhà nước vẫn có thể “quản” để các công ty này hoạt động mà không gây tổn hại tới lợi ích công nào. Làn sóng công nghệ và giải pháp sáng tạo sẽ thay thế những cái cũ kém hiệu quả hơn là chuyện đương nhiên phải chấp nhận chứ không thể “kìm hãm” theo cách “siết chặt” theo tư duy quản lý nhà nước như hiện nay”.

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?

Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.

Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?

Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...

Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.

Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?

Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.

Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?

Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...

Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn

Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.

XEM THÊM TIN